Xuất khẩu nông, hải sản nhờ ứng dụng công nghệ CAS
Ngày đăng: 27/05/2014 00:04
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 27/05/2014 00:04
Công nghệ CAS được ứng dụng trong bảo quản thủy sản |
Công nghệ CAS hiện đã được áp dụng trong các lĩnh vực Bảo quản hải sản, nông sản; Bảo quản thực phẩm tươi (sữa, cà phê, củ quả, các món ăn,…); Trong Y học, CAS bảo quản nha chu răng, máu, nội tạng,… và được đánh giá cao tại Việt Nam sau gần 1 năm tiếp nhận.
Công nghệ hiện đại
Ông Trần Ngọc Lân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cho biết, cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam, có nhiều công nghệ bảo quản nông hải sản, như các công nghệ vật lý, hóa học và sinh học, ngay cả công nghệ đông lạnh nhanh bảo quản hải sản tôm và hải sản khác vẫn làm suy giảm chất lượng, thời gian bảo quản không lâu (chỉ khoảng từ 3 đến 6 tháng), và sản phẩm sau rã đông suy giảm chất lượng rõ rệt, vì cấu trúc tế bào bị phá vỡ, do quá trình lạnh đông làm nước đóng băng. Tất cả những khiếm khuyết của các công nghệ khác đã được khắc phục bởi công nghệ CAS, một công nghệ hiện đại nhất, giữ được sản phẩm bảo quản “tươi như CAS”.
Nguyên lý cơ bản của công nghệ CAS là sự phối kết hợp giữa giao động từ trường và quá trình lạnh đông nhanh. Sự khác biệt của công nghệ CAS với các công nghệ lạnh đông thông thường, đó là sự cùng tác động của từ trường và quá trình lạnh đông nhanh đã làm cho nước trong tế bào sống đóng băng ở chỉ một số rất ít phân tử, nên không phá vỡ cấu trúc tế bào và cũng không làm biến tính các hợp chất sinh học (như protid). Chính điều đó và một số tác động khác của CAS đối với tế bào sống, đã làm cho sản phẩm được bảo quản bằng công nghệ CAS giữ nguyên được chất lượng sau một thời gian dài (ít nhất 1 năm, như gạo bảo quản được hơn 10 năm).
Công nghệ CAS hiện đã được áp dụng trong các lĩnh vực Bảo quản hải sản, nông sản; Bảo quản thực phẩm tươi (sữa, cà phê, củ quả, các món ăn,…); Trong Y học, CAS bảo quản nha chu răng, máu, nội tạng,…
Mỗi loại đối tượng sản phẩm như tôm sú, cá ngừ fillet, cá ngừ nguyên con, hàu, cá thu,…quả vải, quả nhãn, quả bơ, quả cam,… có một quy trình lạnh đông với chế độ CAS khác nhau, phù hợp với mỗi loại sản phẩm (từ trường, nhiệt độ lạnh đông, tốc độ gió lạnh đông, thời gian lạnh đông). Đối tượng sản phẩm CAS qua máy lạnh đông CAS, sau đó được chuyển sang bảo quản tại kho lạnh đông,...
Ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty CP Bá Hải tỉnh Phú Yên chia sẻ, hiện nay an toàn vệ sinh thực phẩm đang là những vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Bởi thế, vấn đề bảo quản sau thu hoạch cho các loại sản phẩm nông, thủy sản được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Ông Hồng cũng cho rằng, công nghệ CAS được đánh giá là công nghệ tiên tiến, tích cực nhằm đạt được, khống chế và tối ưu hóa các thông số bảo quản để kéo dài quá trình chín nhưng không làm hư hỏng thực phẩm tươi sau thu hoạch.
Hướng tới xuất khẩu
Cũng theo ông Trần Ngọc LânNông, sản nhiệt đới Việt Nam có nhiều loại hải sản, trái cây thơm ngon và chất lượng, vừa có tiềm năng xuất khẩu, nhưng cũng vừa là áp lực cho công nghệ sau thu hoạch, vì sản phẩm nông nghiệp có tính mùa vụ (chỉ trong thời gian rất ngắn, 1-2 tháng), và nhiều sản phẩm lại có đặc điểm càng thơm ngon thì càng khó bảo quản, nhất là bảo quản tươi như cá ngừ đại dương, tôm, quả vải thiều, quả bơ,....
Vì lý do đó, trong thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao cho Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng hợp tác với Công ty ABI Nhật Bản để tiếp nhận công nghệ CAS và chuyển giao cho doanh nghiệp Việt Nam; quá trình hợp tác và làm chủ công nghệ CAS có 3 giai đoạn: Thứ nhất là xây dựng phòng thí nghiệm và trung tâm công nghệ CAS, thứ hai là chuyển giao công nghệ CAS cho một vài doanh nghiệp hải sản, nông sản Việt Nam; và thứ ba, công ty ABI chuyển giao việc lắp ráp, chế tạo thiết bị CAS cho Việt Nam.
Sau gần một năm nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS, hiện nay Viện đã làm chủ được quy trình và chế độ công nghệ CAS để bảo quản một số đối tượng sản phẩm hải sản, trái cây; Công nghệ CAS bảo quản tôm sú; Công nghệ CAS bảo quản cá ngừ (cá ngừ fillett); Công nghệ CAS bảo quản quả nhãn, quả vải, quả cam.
Hiện nay, Viện đang nghiên cứu thực nghiệm CAS bảo quản các đối tượng sản phẩm hải sản hàu, cua ghẹ, nghêu, trứng cá tầm,…và một số loại trái cây như quả thanh long, quả dứa, quả bơ,…Đã có nhiều doanh nghiệp muốn được tiếp nhận công nghệ CAS tại công ty mình, ông Hồng mong muốn được tiếp nhận công nghệ này. Ông cho rằng, công nghệ CAS trong doanh nghiệp bảo quản chế biến thủy sản sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch nhằm tiến tới xuất khẩu cũng như phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Cũng đồng quan điểm này, ông Bùi Văn Chiến – Giám đốc Công ty CP Thương mại Hoa – Qủa Cao Phong Hòa Bình cũng cho rằng, việc áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch vào sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Đề nghị nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện tiếp nhận công nghệ bảo quản sau thu hoạch trong bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ CAS sẽ giải quyết bài toán được mùa - rớt giá trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam |
Để công nghệ CAS có thể được ứng dụng trong các doanh nghiệp bảo quản chế biến hải sản, nông sản và thực phẩm Việt Nam, hiện có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro, ở cả môi trường chính sách, bản thân doanh nghiệp, và cả quá trình từ sản xuất – bảo quản chế biến bằng CAS – thị trường.
Ông Trần Ngọc Lân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cho rằng, điểm mạnh cho việc ứng dụng công nghệ CAS vào Việt Nam là chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT; Nông sản, hải sản, thực phẩm bản địa tươi ngon, được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích. Sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa đã tạo nên những vùng sản xuất GAP với số lượng và chất lượng sản phẩm đủ để tiêu dùng và xuất khẩu; Nhiều doanh nghiệp bảo quản chế biến hải sản, nông sản có chiến lược và quyết tâm đổi mới công nghệ sau thu hoạch. Hơn nữa, người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi sản phẩm an toàn mà còn bắt đầu ưa thích sản phẩm mang tính công nghiệp an toàn.
Nhưng điểm yếu đó là tiêu chuẩn nguyên liệu “đầu vào” an toàn của sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản và sản xuất GAP, trong đó đáng chú ý nhất là sâu bệnh hại và dư lượng hóa chất. Vốn đầu tư cho một dây chuyền công nghệ CAS, nhất là máy móc thiết bị lạnh đông nhanh với chức năng CAS (CAS freezer) không phải doanh nghiệp nào cũng đủ kinh phí đầu tư, mặc dù họ mong muốn và có chiến lược đổi mới công nghệ;…
Công nghệ CAS sẽ là một trong những công nghệ sau thu hoạch, sẽ góp phần giải quyết được bài toán “được mùa – rớt giá” cho một số loại nông sản, hải sản; và góp phần đưa hải sản, nông sản hàng hóa Việt Nam xuất khẩu bằng đường biển đến nhiều nước trên thế giới.
Theo truyenthongkhoahoc