Thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm ở Việt Nam
Ngày đăng: 05/12/2023 08:31
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 05/12/2023 08:31
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Học viện Chính sách và Phát triển phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế và Dự báo vừa tổ chức “Diễn đàn quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam 2023” với chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia “Thúc đẩy chuyển dịch xanh, bao trùm ở Việt Nam”.
Diễn đàn quốc gia về phát triển bền vững Việt Nam 2023. |
Phát biểu tại diễn đàn, PGS.TS Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết, với tinh thần khoa học và trách nhiệm, tôi mong rằng, các bài nghiên cứu, các tham luận về chuyển dịch xanh bao trùm từ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp sẽ cùng đóng góp tiếng nói chia sẻ quan điểm, kiến thức và đề xuất những biện pháp mới, có tính đột phá và thúc đẩy cao, đưa quá trình chuyển dịch xanh bao trùm Việt Nam vững vàng vượt qua mọi thách thức, giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu về Phát triển bền vững như cam kết tại Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc.
Theo PGS.TS Trần Trọng Nguyên, phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia đều hướng tới. Trong bối cảnh hiện nay, mục tiêu phát triển không chỉ dừng lại ở phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, mà còn phải đảm bảo không gây tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Trên cơ sở đó, mục tiêu về phát triển bền vững đã được Liên hợp quốc xây dựng, nhằm kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa vấn đề tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Năm 2015, tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc, 193 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã cam kết thực hiện và thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững…
Cũng theo PGS.TS Trần Trọng Nguyên, tại Việt Nam, chuyển dịch xanh nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, được hỗ trợ bởi khung khổ pháp lý, dẫn dắt bởi chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia. Đồng thời, xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển dịch trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu.
“Với tinh thần khoa học và trách nhiệm, tôi mong rằng, các bài nghiên cứu, các tham luận về chuyển dịch xanh bao trùm từ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, địa phương, doanh nghiệp sẽ cùng đóng góp tiếng nói chia sẻ quan điểm, kiến thức và đề xuất những biện pháp mới, có tính đột phá và thúc đẩy cao, đưa quá trình chuyển dịch xanh bao trùm Việt Nam vững vàng vượt qua mọi thách thức, giúp Việt Nam sớm đạt được mục tiêu về Phát triển bền vững như cam kết tại Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc”, PGS.TS Trần Trọng Nguyên nhấn mạnh.
Chia sẻ tại diễn đàn, PGS.TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, các đặc trưng của công nghệ nền tảng cho kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 5.0 gồm: Thứ nhất về phổ biến: Thông dụng trong khắp các lĩnh vực kinh tế và giai tầng xã hội; thứ hai về tiến bộ: Tính năng và ứng dụng được cải tiến, mở rộng không ngừng, chi phí trên đơn vị tiện ích liên tục giảm; thứ 3 về bùng nổ sáng tạo: Sự thâm nhập và tiến bộ nhanh chóng của công nghệ giúp thúc đẩy mạnh mẽ năng suất và nỗ lực nghiên cứu phát triển trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, tạo tiền đề cho các phát minh sáng tạo có thể còn lớn hơn. Những thay đổi mang tính cách mạng và chuyển đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực giúp nâng cao hiệu quả, hiệu suất, tính bao trùm, chất lượng cuộc sống, tính bền vững và khả năng chống chịu…
Trong khi đó, theo GS.TS. Giang Thanh Long, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong các xu hướng lớn trên toàn cầu và ở Việt Nam (gồm có xanh hóa; số hóa; đô thị hóa; trung lưu hóa và già hóa dân số), luôn có những nhóm dân số yếu thế, có nguy cơ bị gạt ra ngoài lề và phải đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, dù nền kinh tế có đi theo hướng nào, thì việc đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là an sinh thu nhập, phải là trụ cột quan trọng trong tăng trưởng và phát triển bao trùm. Dù tăng trưởng và phát triển theo xu hướng lớn trên toàn cầu nào đi nữa, thì an sinh xã hội vẫn luôn là trụ cột quan trọng, hướng tới bảo vệ những nhóm dân số dễ tổn thương nhất, dễ bị gạt ra ngoài lề nhất trong các xu hướng đó…
Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với các mô hình tăng trưởng xanh. Qua hơn 10 năm triển khai chiến lược tăng trưởng xanh kể từ năm 2012, có thể thấy rằng, nhận thức của người dân, của cộng đồng và toàn xã hội về ý nghĩa của tăng trưởng xanh đã được cải thiện rõ rệt thông qua các bước thay đổi hành vi sản xuất và kinh doanh bền vững, xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh doanh tuần hoàn, an toàn, văn minh và thân thiện với môi trường.
Tính bao trùm ở cấp độ địa phương, tính đến năm 2021, GRDP bình quân đầu người của các vùng kinh tế trong cả nước có sự phát triển không đồng đều. Cụ thể, GRDP bình quân đầu người của khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng ở ngưỡng cao, lần lượt đạt 142,23 triệu đồng và 110,43 triệu đồng; trong khi khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 53,09 triệu đồng và Trung du và miền núi phía Bắc chỉ đạt 56,13 triệu đồng. Kéo theo đó, năng suất lao động cũng có sự phân cực mạnh giữa các địa phương khi một số tỉnh thành có năng suất lao động ở mức rất cao, như: Bà Rịa – Vũng Tàu (561,2 triệu đồng/người), TP.HCM (305,5 triệu đồng/người), Quảng Ninh (350,03 triệu đồng/người), trong khi một số tỉnh, thành có năng suất lao động ở mức rất thấp…
Khoahocphothong