Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm sò, mộc nhĩ và linh chi tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày đăng: 06/01/2025 09:24
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 06/01/2025 09:24
Tại Việt Nam, nấm ăn đã được biết đến từ lâu, sự phát triển của ngành nấm cũng có lúc thăng trầm theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, chỉ hơn 15 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là nghề mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ nông dân, điển hình là ở các tỉnh miền Nam, miền Trung… có hành nghìn hộ nuôi trồng nấm ở quy mô trang trại. Nấm ăn là thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, nấm còn được dùng làm dược liệu để phòng chống một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, béo phì và loãng xương.
Nghề trồng nấm ở Thừa Thiên Huế mới chỉ sản xuất giống nấm trên môi trường thể rắn, theo công nghệ cũ nên thời gian ươm sợi kéo dài, chưa sản xuất với quy mô lớn. Với công nghệ mới nhân giống trên môi trường dịch thể nhằm hạn chế những yếu điểm của công nghệ trước đây và có nhiều ưu điểm vượt trội như: thời gian nhân giống ngắn, chất lượng giống, chi phí nguyên liệu…
Nấm dược liệu Linh chi hiện nay trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn khan hiếm, nấm ngoại nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc còn nhiều. Mặt khác, người dân dần dần ý thức được giá trị dược liệu của nấm và sức khỏe của cộng đồng nên nấm Linh chi ngày càng có giá trị và được nhiều người tin dùng. Trên toàn tỉnh chủ yếu sản xauats nấm rơm, sò, mộc nhĩ và linh chi, sản lượng nấm khoảng 540 tấn/năm nên thị trường nấm hiện tại của tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn cung chưa đủ cầu, còn phụ thuộc nhiều vào nấm ngoại nhập. Từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu của ThS. Nguyễn Hạnh Trinh tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể trong sản xuất nấm Sò (Pleurotus ostreatus), Mộc nhĩ (Auricularia polytricha) và Linh chi (Ganoderma lucidum) tại tỉnh Thừa Thiên Huế” trong thời giant ừ năm 2018 đến năm 2021.
Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu ứng dụng thành công công nghệ nhân giống dịch thể trong sản xuất 3 loại nấm: sò, mộc nhĩ và linh chi gắn liền với các cơ sở chế biến, bảo quản, tiêu thụ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các sản phẩm nấm.
Đề tài đã thu được các kết quả như sau:
- Dự án đã tiếp nhận được 12 quy trình sản xuất giống nấm phù hợp với điều kiện địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Đã xây dựng thành công 62 hộ mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu đạt hiệu quả (năng suất trung bình 500-550kg nấm Sò tươi/1.000 bịch phôi, 400- 450kg nấm Mộc nhĩ tươi/1.000 bịch phôi, năng suất trung bình 40-60kg nấm Linh chi tươi/1.000 bịch phôi) có khả năng nhân rộng mô hình và tạo lòng tin cho người dân: Trong 62 hộ mô hình nuôi trồng nấm thương phẩm có 50 hộ mô hình có diện tích lán trại 50 m2, 12 hộ mô hình diện tích lán trại 100 m2.
- Đã xây dựng thành công mô hình sản xuất giống nấm dịch thể với diện tích phòng thí nghiệm 100 m2, sản lượng 16.000 lít/dự án và một mô hình sản xuất bịch phôi giống nấm với diện tích 300 m2, công suất 2.000 bịch/ngày tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ.
Sau khi quy trình nhân giống hoàn thiện, người sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận sẽ sử dụng giống nấm cấp 3 để phục vụ cấy vào các bịch nấm, hiệu quả kinh tế được sánh so với mô hình truyền thống sử dụng công nghệ cũ (giống nấm dạng thể rắn), với hiệu suất cấy, khả năng vận chuyển, lưu giống và thời gian ươm sợi vượt trội so với giống nấm cũ. Bên cạnh đó, so với giá thành của giống thể rắn, giá giống nấm dịch thể rẻ hơn và hiệu quả kinh tế hơn.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20439//2022) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Vista.gov.vn