Quyết định về việc phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác nước dưới đất theo Giấy phép số 92/GP-UBND ngày 15/11/2023 của UBND tỉnh
Ngày đăng: 19/02/2025 08:47
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 19/02/2025 08:47
Ngày 18/02/2025, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 307/QĐ-UBND về việc phê duyệt vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của Công trình khai thác nước dưới đất đã được UBND tỉnh cấp phép cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất - Nhập khẩu trái cây Chánh Thu tại Giấy phép số 92/GPUBND ngày 15/11/2023, cụ thể như sau:
![]() |
Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Tên công trình: Công trình cấp nước sinh hoạt cho công nhân và chế biến trái cây, làm mát, vệ sinh nhà xưởng, tưới cây, phòng cháy chữa cháy cho Dự án “Nhà máy chế biến trái cây xuất nhập khẩu Chánh Thu Đắk Lắk” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất - Nhập khẩu trái cây Chánh Thu. Nguồn nước khai thác: Nước dưới đất (02 giếng khoan).Tầng chứa nước khe nứt - lỗ hổng trong đá phun trào bazan Pliocen - Pleistocen (βn2-qp), thuộc tầng chứa nước không áp. Quy mô công trình khai thác (tổng lượng nước khai thác): 225 m3 /ngày đêm. Trong đó nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho công nhân: 15 m3 /ngày đêm, nhu cầu cấp nước cho chế biến trái cây, làm mát: 185 m3 /ngày đêm, nhu cầu vệ sinh nhà xưởng: 5 m3 /ngày đêm, nhu cầu tưới cây, phòng cháy chữa cháy, dự phòng (không thường xuyên): 20 m3 /ngày đêm.
Vị trí công trình khai thác nằm trong khuôn viên của Dự án “Nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất - Nhập khẩu trái cây Chánh Thu tại thôn Nam Kỳ, xã Ea Drơng, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk.
Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất - Nhập khẩu trái cây Chánh Thu tuân thủ các nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này, nếu có thay đổi nội dung quy định tại Điều 1 phải được cơ quan có cấp phép khai thác nước dưới đất đồng ý bằng văn bản. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt phải tuân thủ các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất theo quy định pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Lắp đặt, cắm biển chỉ dẫn, bảo vệ biển chỉ dẫn về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với công trình khai thác, bảo vệ vùng bảo hộ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình, bảo vệ nguồn nước đang trực tiếp khai thác, sử dụng, có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nước của công trình khai thác nước. Trường hợp phát hiện hành vi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm, không bảo đảm an toàn cho việc khai thác nước của công trình và các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước khác trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác thì phải kịp thời ngăn chặn, đồng thời báo cáo ngay đến chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.
Phối hợp với UBND huyện Cư M’gar, UBND xã Ea Đrơng và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố, đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực liên quan đến thông tin, số liệu đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tài nguyên nước.
Nội dung chi tiết tại đây
Daklak.gov.vn