Xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm của Mỹ
Ngày đăng: 04/12/2017 09:21
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 04/12/2017 09:21
Chiến lược đổi mới sáng tạo của Mỹ được định hướng bởi mục tiêu đạt được sự thịnh vượng chung. Điều này bao gồm việc cho phép tất cả người dân Mỹ tiếp cận các công cụ và cơ hội đóng góp và chia sẻ sự thịnh vượng của các nền kinh tế đổi mới trong thế kỷ 21. Xây dựng một đất nước sáng tạo hơn sẽ đòi hỏi đầu tư để đảm bảo rằng cơ hội hưởng thụ thành quả của nền kinh tế thế kỷ 21 được chia sẻ rộng rãi. Điều này có nghĩa là:
• Tăng tính đa dạng của tất cả các khía cạnh của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo;
• Hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực trên khắp Mỹ;
• Nâng cao khả năng của người dân trong cải thiện kỹ năng, sử dụng các phương pháp tiếp cận mới như học trực tuyến, công nghệ đào tạo tiên tiến, đánh giá dựa trên năng lực và tuyển dụng dựa trên kỹ năng;
• Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hồi phục liên tục của sản xuất tiên tiến tại Mỹ, đảm bảo một nguồn lao động chất lượng cao, được trả lương cao; và
• Đảm bảo các điều kiện khung tạo thuận lợi cho việc đưa ra những đổi mới sáng tạo ra thị trường, thúc đẩy sự thịnh vượng của tất cả người tiêu dùng thông qua các sản phẩm và dịch vụ mới và giá thấp hơn.
Mỹ có thế mạnh về tất cả các thành phần cốt lõi của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Ví dụ, một phần nhờ một khoản chi tiêu cho R&D công, các nghiên cứu tại các trường đại học Mỹ dẫn đầu thế giới. Trong khi đó, nền văn hoá rủi ro kinh doanh của Mỹ giúp mang lại một nền kinh tế năng động trong đó các nhà đổi mới sáng tạo luôn mang những ý tưởng mới ra thị trường. Trên thực tế, vào năm 2013, hơn 2/3 các khoản đầu tư mạo hiểm trên thế giới đã được đầu tư vào Mỹ. Kinh tế Mỹ cũng có mức độ tập trung cao nhất các ngành công nghiệp thâm dụng tri thức và công nghệ cao, chiếm tới 40% GDP của Mỹ. Và trong sản xuất công nghệ cao, Mỹ dẫn đầu thế giới với 27% thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Mỹ phải đối mặt với những thách thức quan trọng, cần thiết phải xây dựng lại một "cộng đồng" cho sản xuất tiên tiến sau vài thập niên thuê gia công bên ngoài và thách thức trong việc kết hợp tất cả người Mỹ và tất cả các vùng của đất nước vào quá trình đổi mới sáng tạo.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi phục sản xuất tiên tiến
Năng lực đổi mới sáng tạo của quốc gia có liên quan chặt chẽ với ngành sản xuất tiên tiến, vì sự lan tỏa đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất giữa các công ty là rất cần thiết để “gieo trồng” thế hệ tiếp theo của sản phẩm và quy trình.
Sau hơn thập kỷ suy giảm trong những năm 2000, ngành sản xuất của Mỹ đang trải qua một sự hồi sinh mới khi các công ty quay về sản xuất ở Mỹ và các nhà máy mới mở cửa. Sự hồi phục đáng kể trong sản xuất của Mỹ trở nên ấn tượng. Các trường đại học, các công ty lớn, tập đoàn công nghiệp, các nhà cung cấp, các nhà sản xuất, và các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật được gọi là "cộng đồng công nghiệp". Các công ty công nghiệp rất quan trọng để biến những ý tưởng và sáng chế thành các sản phẩm chất lượng cao và cạnh tranh được sản xuất trong nước.
Để phục hồi đầy đủ năng lực cho Mỹ trong tương lai trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như công nghệ sinh học, dược phẩm, vật liệu tiên tiến và năng lượng sạch, Mỹ cần phải xây dựng lại các khu công nghiệp.
Cần đảm bảo rằng tất cả người Mỹ có thể tham gia vào nền kinh tế đổi mới sáng tạo
Nền kinh tế đổi mới sáng tạo của Mỹ sẽ được hưởng lợi từ sự tham gia rộng rãi hơn nữa trong quá trình đổi mới, tạo cho mọi người cơ hội chia sẻ thành quả của nền kinh tế đổi mới. Nhu cầu ngày càng tăng về tài năng công nghệ của đất nước là một cơ hội quan trọng để mở rộng tiếp cận với nền kinh tế đổi mới sáng tạo. Mỹ hiện có khoảng 5,8 triệu việc làm mở (open jobs). Hơn nửa triệu trong số những vị trí tuyển dụng này thuộc các lĩnh vực CNTT, như phát triển phần mềm, quản trị mạng và an ninh mạng - nhiều trong số đó thậm chí không tồn tại chỉ cách đây một thập kỷ. Mức lương trung bình cho một công việc đòi hỏi kỹ năng CNTT - dù là trong sản xuất, quảng cáo, bán lẻ hay ngân hàng - cao hơn 50% so với mức trung bình của khu vực tư nhân ở Mỹ. Và ngày càng có thêm các khoá đào tạo bắt buộc đối với những vị trí này, không chỉ thông qua các chương trình đào tạo đại học và cao đẳng cộng đồng mà còn thông qua các phương tiện phi truyền thống, chẳng hạn như các trại huấn luyện viết mã và các khóa học trực tuyến chất lượng cao có thể nhanh chóng đào tạo cá nhân cho các công việc có lương cao.
Tuy nhiên, hệ sinh thái kinh doanh sẽ có lợi từ sự tham gia rộng rãi hơn. Các doanh nghiệp mới được hỗ trợ đầu tư tập trung ở một số vùng trong cả nước, và doanh nghiệp nữ chiếm ít hơn 3% trong số đó, mặc dù phụ nữ hiện đạt được gần 60% bằng cấp so với nam giới, nhưng có tỷ lệ thấp hơn so với các đối tác liên doanh vốn đầu tư trong các công ty. Hơn nữa, theo khảo sát, 87% các nhà sáng lập kinh doanh vốn đầu tư mạo hiểm của Mỹ là người da trắng, 12% là người châu Á, và chưa tới 1% là người Mỹ gốc Phi. Đầu tư mạo hiểm cũng tập trung ở một số vùng ven biển, bao gồm cả Boston, Los Angeles, Thành phố New York, San Francisco và Thung lũng Silicon. Ở quá nhiều khu vực khác của đất nước, tiếp cận vốn thường là một thách thức lớn đối với các doanh nhân đầy tham vọng.
Bằng cách đưa nhiều người Mỹ tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo, Mỹ có thể duy trì đổi mới sáng tạo một cách tốt nhất trong dài hạn.
Thay đổi quá trình đổi mới sáng tạo
Hai xu hướng trong quá trình đổi mới sáng tạo mà Chiến lược đổi mới sáng tạo đề cập là đổi mới sáng tạo mở và giảm rào cản đối với khởi nghiệp.
Đổi mới sáng tạo mở: Theo truyền thống, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp tập trung vào R&D nội bộ như là nguồn chính của các ý tưởng và sản phẩm mới. Nhưng ngày càng có nhiều công ty cùng phối hợp với các công ty mới thành lập, các nhà nghiên cứu trong trường đại học và những người sử dụng hàng đầu để cùng nhau tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Tạo điều kiện cho những nỗ lực này là các thị trường đổi mới sáng tạo trực tuyến làm giảm chi phí kết nối "người tìm" với "người giải quyết" để đưa ra giải pháp mới một vấn đề cụ thể. Những cách tiếp cận này đã được chấp nhận rộng rãi: gần một nửa số công ty sản xuất tạo ra một sản phẩm mới trong các năm từ 2007 - 2009 cho biết rằng sản phẩm mới quan trọng nhất của họ được sản xuất bởi đối tác bên ngoài.
Giảm các rào cản đối với khởi nghiệp: Một số xu hướng trong ngành công nghệ thông tin, bao gồm điện toán đám mây và phần mềm nguồn mở, đã làm giảm đáng kể chi phí khởi nghiệp kinh doanh trên Internet hoặc phần mềm. Khởi nghiệp có thể phải cần hàng triệu USD để khởi động, nhưng ngày nay có thể được huy động từ khắp nơi trên thế giới nhờ Internet. Các vườn ươm khởi nghiệp (Incubator), tăng tốc khởi nghiệp (Accelerator) và các cuộc thi lập kế hoạch kinh doanh cũng giúp các doanh nhân bắt đầu kinh doanh mới dễ dàng hơn. Các tổ chức này không chỉ cung cấp tài trợ giai đoạn hạt giống, mà còn cho phép những nhà kinh doanh lần đầu tiên học hỏi từ bạn bè và người cố vấn. Các khóa học trực tuyến và chương trình đào tạo bao gồm các chủ đề như lập trình, phát triển ứng dụng và khoa học dữ liệu giúp các cá nhân dễ dàng hơn trong việc đạt được các kỹ năng cần thiết để thực hiện các chức năng quan trọng tại các doanh nghiệp mới.
Các rào cản đối với khởi nghiệp cũng đang giảm trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, trong sản xuất, các công cụ cần thiết để thiết kế và thực hiện, chẳng hạn như phần mềm thiết kế máy tính hỗ trợ, công cụ máy tính điều khiển bằng số, cắt laser và máy in 3D, giá cả đang trở nên phải chăng và dễ sử dụng hơn. Nhiều cộng đồng bây giờ có một "không gian sản xuất", cung cấp khả năng truy cập vào các công cụ này và các kỹ năng cần thiết để sử dụng chúng. Các trang web kêu gọi vốn từ cộng đồng hay tài trợ bởi đám đông (Crowdfunding) đã cung cấp nền tảng tài chính cho các doanh nhân phát triển các sáng kiến như bóng đèn thông minh, xe đạp điện và các thiết bị có thể đeo.
Trong các khoa học sự sống, các công ty đã tạo ra các phòng thí nghiệm tự động dựa trên web cho phép bất cứ ai có máy tính xách tay có thể chạy các thí nghiệm từ xa. Điều này có thể làm giảm chi phí để khởi động một khởi nghiệp trong khoa học đời sống, hay để cho các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học sự sống tự do thiết kế các thí nghiệm mà không bị hạn chế bởi thiết bị mà họ đang sử dụng và tăng khả năng lặp lại của các kết quả.
Vai trò của Chính phủ Liên bang trong xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Khi các công ty của Mỹ phát triển một sản phẩm mang tính đột phá như điện thoại thông minh, thì nên chúc mừng các doanh nghiệp và công nhân Mỹ. Nhưng cũng rất quan trọng để nhận ra giá trị của hàng thập kỷ đầu tư của liên bang trong R&D, cung cấp nền tảng khoa học và công nghệ cho các sản phẩm mới này như Internet, Hệ thống định vị toàn cầu, nhận dạng giọng nói, tự động hóa thiết kế điện tử cho các bộ vi xử lý tiên tiến, thông minh. Mặc dù các công ty phải đầu tư rất nhiều để thương mại hóa các công nghệ mới, nhưng những hiểu biết mới, nguyên mẫu ban đầu, và các thị trường đầu tiên của chúng thường được Chính phủ Liên bang hỗ trợ. Không có đầu tư liên bang, nhiều sản phẩm mới sẽ không bao giờ đưa được ra thị trường và để đạt được quy mô thay đổi thế giới.
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Mỹ đòi hỏi không chỉ việc tiếp cận rủi ro và tầm nhìn của doanh nhân và khả năng của công ty để mở rộng những đổi mới sáng tạo này, mà còn là "khối xây dựng" cơ bản của sự đổi mới sáng tạo, trong đó Chính phủ Liên bang đầu tư. Ví dụ, nghiên cứu do Liên bang tài trợ tại các trường đại học và các phòng thí nghiệm liên bang tạo ra một dòng thông tin mới và những đột phá về công nghệ, một số trong đó sẽ được thương mại hoá bởi khu vực tư nhân. Những khoản đầu tư này cũng nuôi dưỡng cho thế hệ tiếp theo của các nhà khoa học và kỹ sư, nhiều người trong số họ sẽ theo đuổi sự nghiệp trong các công ty tư nhân. Thật vậy, Chính phủ Liên bang có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển của một lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề quan trọng cho đổi mới sáng tạo thông qua hỗ trợ phổ biến rộng rãi của giáo dục STEM chất lượng cao.
Hơn nữa, các khoản đầu tư của Liên bang củng cố cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số không chỉ là nền tảng cho hoạt động kinh tế mà còn thúc đẩy các sản phẩm và mô hình kinh doanh mới. Ví dụ, Chính phủ Liên bang đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo truy cập rộng rãi vào băng thông rộng và thúc đẩy sự phát triển và hỗ trợ việc áp dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số thế hệ tiếp theo.
Ngoài ra, tạo ra chính sách liên bang và môi trường pháp lý phù hợp là điều cần thiết để kích thích đầu tư của khu vực tư nhân, bảo hộ bằng sáng chế cho các loại thuốc, duy trì tự do Internet, thực thi luật chống độc quyền…
Mặc dù vai trò của chính phủ liên bang trong việc đầu tư vào các khối xây dựng tăng trưởng kinh tế lâu dài ít được “nhìn thấy” hơn so với doanh nghiệp, nhưng quan trọng đối với tương lai kinh tế của Mỹ.
Theo Vista.gov.vn