Việt Nam cần chuyển đổi từ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo
Ngày đăng: 08/06/2015 08:47
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/06/2015 08:47
Ảnh minh họa. |
Chúng ta sẽ phải cần tới ba hành tinh mới đáp ứng được mức sản xuất và tiêu dùng như hiện nay. Vì một trái đất bền vững, chúng ta hãy ngăn chặn việc sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đó là lời kêu gọi của Quyền Đại diện thường trú, Giám đốc Quốc Gia, UNDP Việt Nam, Bà Louise Chamberlain nhân ngày môi trường thế giới 2015 diễn ra tại Quảng trường Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày hôm nay, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã đưa ra một thông điệp rất quan trọng đối với chúng ta: Nhân loại vẫn tiếp tục tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn so với mức hành tinh có thể cung cấp một cách bền vững. Nhiều hệ sinh thái của trái đất đang tiến gần tới giới hạn nguy cấp. Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi.
Mục tiêu của phát triển bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người mà không làm gia tăng suy thoái môi trường, và không ảnh hưởng đến trữ lượng tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Chúng ta có thể làm được bằng cách thay đổi tiêu dùng hướng tới hàng hóa sử dụng ít năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác, và bằng cách hạn chế lãng phí thực phẩm.
Chúng ta hãy kỷ niệm ngày môi trường thế giới bằng cách ý thức hơn về tác động của chúng ta đối với hệ sinh thái. Hãy nghĩ về những hậu quả của sự lựa chọn của mình và trở thành người quản lý tốt hơn đối với hành tinh của chúng ta.
Theo thống kê, trung bình một người ở các đô thị ở Việt Nam thải ra hơn hai trăm kg rác thải hàng năm. Chất thải đang gia tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số. Do đó, chúng ta cần phải thay đổi mô hình tiêu dùng này để bảo vệ môi trường.
Năm nay, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thống nhất về mười bảy mục tiêu phát triển bền vững, nhằm tiếp tục thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Thế giới cũng sẽ thông qua một hiệp ước mới về biến đổi khí hậu. Mặc dù Việt Nam đã có những thành tựu phát triển đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa đạt được các mục tiêu về bền vững môi trường. Đối với Việt Nam, một cơ hội lớn cho nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính là việc chuyển đổi từ tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá sang nguồn năng lượng tái tạo. Việc khai thác các nguồn vô tận như năng lượng mặt trời và gió mang lại một tiềm năng rất lớn cho Việt Nam.
"Điều quan trọng là Việt Nam cũng cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch. Việc chính phủ đi tiên phong trong chi tiêu công theo hướng mua sắm xanh và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học đã đặt ra một tiêu chuẩn rất quan trọng. Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Chính phủ và nhân dân Việt Nam hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng xanh để đảm bảo một tương lai bền vững hơn cho tất cả chúng ta." - Bà Louise Chamberlain nhấn mạnh.
Theo Taichinhdientu