Vi hạt phân hủy sinh học làm từ xenlulô có thể ngăn chặn 30.000 tấn nhựa đổ vào đại dương mỗi năm
Ngày đăng: 26/08/2019 08:47
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 26/08/2019 08:47
Vật liệu thay thế phân hủy sinh học cho vi hạt nhựa đã được phát triển ở Anh nhằm xóa sổ tác nhân gây ô nhiễm nhựa. Vật liệu từ xenlulô này có thể giúp ngăn chặn ước tính 30.000 tấn vi nhựa xâm nhập vào các tuyến đường thủy trên thế giới mỗi năm, tương đương với 5 tỷ chai nhựa.
Năm ngoái, nước Anh đã cấm sử dụng các vi hạt cho gel tắm và kem đánh răng nhưng chúng vẫn được tìm thấy trong kem chống nắng và mỹ phẩm. Một số vi hạt nhựa bị sinh vật biển ăn, truyền qua chuỗi thức ăn và cuối cùng con người cũng ăn chúng.
Công ty khởi nghiệp Naturbead có trụ sở tại trường Đại học Bath, đang tạo ra các vi hạt phân hủy sinh học và nhận được tài trợ hơn 500.000 bảng Anh để xây dựng nguyên mẫu. Các vi hạt này được sản sinh bằng cách sử dụng dung dịch xenlulô để ép qua các lỗ nhỏ trên màng hình ống, tạo ra các giọt dung dịch hình cầu được rửa sạch khỏi màng bằng dầu thực vật. Sau đó, các vi hạt được thu gom, thiết lập và tách ra khỏi dầu trước khi sử dụng.
Công ty Naturbeads do các giáo sư Janet Scott và Davide Mattia kết hợp với Tiến sĩ Giovanna Laudisio thành lập vào năm 2017.
Jamie Rowles, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Dù đã có một số lệnh cấm, nhưng các vi hạt có hại vẫn nằm trong một loạt các sản phẩm và tiếp tục rò rỉ vào môi trường. Việc tìm kiếm vật liệu thay thế tương đương với các loại nhựa giá rẻ hiện nay là thách thức đối với ngành công nghiệp”.
GS. Mattia cho rằng: “Các vi hạt của chúng tôi được sản xuất từ xenlulô, vật liệu sinh học phong phú nhất trên Trái đất và đó là những thứ tạo nên thực vật và cây cối. Chúng tôi rất vui khi thấy công nghệ được triển khai thương mại và góp phần giảm ô nhiễm nhựa trong các đại dương”.
Theo Vista.gov.vn