Ứng dụng chip SG8V1 và HF RFID trong hệ thống giám sát container
Ngày đăng: 03/08/2014 18:13
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/08/2014 18:13
Ngày 1/8, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch (ICDREC) - Đại học Quốc gia TPHCM và Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai (SHTP LABS) - Khu CNC TPHCM đã ký kết hợp tác ứng dụng chip SG8V1 và HF RFID trong hệ thống giám sát container (CTS-01).
Lễ ký kết hợp tác ứng dụng chip SG8V1 và HF RFID vào hệ thống giám sát container CTS-01. |
Đây là kết quả nghiên cứu của ICDREC và SHTP LABS nằm trong chương trình phát triển công nghệp vi mạch TPHCM giai đoạn 2013-2020.
CTS-01 là hệ thống giám sát và quản lý container từ xa với một hệ thống server và cơ sở dữ liệu tập trung. Trong đó, thiết bị đầu cuối CTS-01 là một khóa được lắp vào container thay thế cho cách bấm seal (kẹp chì) truyền thống.
Để mở khóa, người dùng phải có một thẻ RFID đã được khai báo trước, thiết bị gửi dữ liệu về trung tâm qua mạng GSM cho biết vị trí, vận tốc, hành trình, trạng thái đóng, mở khóa, xác thực người đóng mở khóa theo thời gian thực và hiển thị trên phần mềm kiểm tra, bản đồ số của hệ thống.
Khóa container, thiết bị đầu cuối CTS-01 |
Ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, cho biết hệ thống giám sát container CTS-01 trên nền tảng sử dụng chip SG8V1 và HF RFID của ICDREC đặc biệt hữu dụng cho việc giám sát hành trình của các container hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu điều hành, quản lý của các doanh nghiệp vận tải.
Theo ông Hoàng, hiện ICDREC và SHTP LABS đang hợp tác với các đơn vị như: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, các doanh nghiệp logistic, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa Tân Thanh, Liên Minh Á Châu, Hưng Thái, Nam Thắng… trong ứng dụng các công nghệ này vào quy trình nghiệp vụ quản lý vận tải.
Đánh giá ý nghĩa của sản phẩm hệ thống giám sát container CTS-01 trong buổi lễ ra mắt, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà cho rằng, CTS-01 cùng với các sản phẩm trước đó đã được công bố của ICDREC và SHTP LABS đã khẳng định sức mạnh nội sinh, khả năng làm chủ công nghệ của các đơn vị nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp của TPHCM.
Sự thành công này góp phần tích cực vào mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ, nội địa hóa đầu vào cho các ngành sản xuất trong nước đang được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện. Đóng vai trò quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TPHCM nói riêng cũng như của cả nước nói chung.
Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà cũng cho biết, tới đây Thành phố sẽ đẩy mạnh việc hỗ trợ ngân sách cho các đề tài nghiên cứu sản phẩm có thể ứng dụng vào thực tiễn hiệu quả, nhất là vào những lĩnh vực phụ trợ cho các ngành công nghiệp mà Thành phố định hướng phát triển.
Theo Chinhphu.vn