UBND tỉnh Điện Biên học tập kinh nghiệm phát triển cây mắc ca tại tỉnh
Ngày đăng: 15/05/2018 08:09
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 15/05/2018 08:09
Chiều ngày 11/5, Đoàn Công tác của UBND tỉnh Điện Biên do Chủ tịch UBND tỉnh Mù A Sơn làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh nhằm chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phát triển cây mắc ca và cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp và làm việc với đoàn có Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị và lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan.
Toàn cảnh buổi làm việc |
Tại buổi làm việc, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thông tin đến đoàn một số nội dung về quá trình nghiên cứu và tình hình phát triển cây mắc ca tỉnh Đắk Lắk; cơ chế đảm bảo quyền lợi giữa doanh nghiệp và người dân. Đại diện Sở, ngành hai bên còn trao đổi, chia sẻ việc phát triển cây cao su tại Đắk Lắk trên đất rừng nghèo kiệt; việc phát triển cây sầu riêng đem lại hiệu quả kinh tế cao; trồng và chế biến cây ca cao...
Hiện nay, diện tích cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 766 ha, trồng xen là 601 ha, diện tích trồng thuần là 165 ha; năng suất bình quân 2 tấn/ha năm; thu hái năm 2017 là 44 tấn quả tươi cho cây 3 tuổi trở lên khoảng 90 ha; trên địa bàn tỉnh đã có nhiều địa phương trồng loại cây này (Krông Năng: 35 ha; Ea Kar: 22 ha; Lắk: 48 ha). So sánh về điều kiện tự nhiên thì Đắk Lắk có nhiều lợi thế hơn so với Điện Biên về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, qua quá trình thực tế tại một số nơi cho thấy cây mắc ca ở nước Úc rất phát triển. Do đó, Điện Biên nên nghiên cứu việc đưa cây giống từ nước ngoài về lai tạo, trồng cho phù hợp với đặc điểm khí hậu thời tiết của Việt Nam, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm ở thị trường quốc tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mù A Sơn phát biểu tại buổi làm việc |
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mù A Sơn ghi nhận những kinh nghiệm quý báu mà Đắk Lắk đã chia sẻ đến với tỉnh. Qua đó giúp cho Điện Biên có định hướng chiến lược về nghiên cứu, chọn lọc triển khai các mô hình trồng, phát triển cây mắc ca và cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực nông nghiệp áp dụng trong giai đoạn tới. Hy vọng thời gian tới hai bên sẽ có nhiều cơ hội hợp tác chuyển giao công nghệ, trao đổi sản phẩm nông nghiệp, giúp cho kinh tế - xã hội từng địa phương ngày càng phát triển.
Theo Daklak.gov.vn