Trung Quốc định xây căn cứ dưới biển hoàn toàn do AI điều hành
Ngày đăng: 30/11/2018 10:50
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 30/11/2018 10:50
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang sắp có một lãnh địa riêng của chúng – ở một nơi mà hầu hết con người đều không muốn ghé thăm. Và tại đó, robot chứ không phải con người sẽ làm chủ cuộc chơi.
Cơ sở nghiên cứu dưới lòng biển, hoàn toàn do AI vận hành trong kế hoạch của Trung Quốc. |
Hoa Nam Nhật Báo (SCMP) tại Hongkong đưa tin, các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đang đề xuất kế hoạch xây dựng một cơ sở nghiên cứu dưới đáy biển Đông, và hoàn toàn được vận hành bởi AI. Nơi này, vì thế có thể được gọi là “thuộc địa trí tuệ nhân tạo đầu tiên” trên Trái Đất.
Mặc dù vẫn chưa xác định vị trí xây dựng cụ thể, nhưng theo kế hoạch, cơ sở này sẽ được đặt ở độ sâu khoảng 6.000 – 11.000 m bên dưới bề mặt Biển Đông. Để giải quyết trở ngại lớn nhất liên quan đến việc cấp phát điện, các nhà khoa học đề xuất sử dụng dây cáp truyền tải kết nối với nhà máy điện hạt nhân nổi mà Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm. Thứ nữa, cơ sở này cũng sẽ được thiết kế theo kiểu module với nhiều khớp nối – giống như mô hình trạm không gian, nơi các tàu robot thăm dò sẽ được cử đi để thực hiện nhiệm vụ khám phá, khảo sát, thu thập dữ liệu về các khu vực mới, sinh vật biển cùng mẫu khoáng chất mới ở đó rồi gửi về cho máy tính tự động phân tích.
Biển bao phủ tới hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất, nhưng con người thật sự mới chỉ khám phá được khoảng hơn 1% đáy đại dương mà thôi, một phần cũng do sự nguy hiểm và bất ổn trong môi trường lòng biển. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về cuộc sống và những gì đang diễn ra sâu bên dưới bề mặt đại dương chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, như đóng góp vào việc cải thiện nhận thức của con người về biến đổi khí hậu, phát triển các loại thuốc điều trị bệnh mới, hay xác định các loài động – thực vật đang gặp nguy cơ.
Vì thế, mặc dù việc xây dựng “thuộc địa AI” chắc chắn sẽ rất tốn kém – SCMP ước tính rơi vào khoảng 160 triệu USD, nhưng theo các nhà khoa học Trung Quốc, thì nó rất đáng để được đầu tư.
Theo Khoahocphattrien