Triển vọng điều trị mất thính lực khi liệu pháp tế bào sắp được thử nghiệm lần đầu tiên
Ngày đăng: 02/10/2023 09:31
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 02/10/2023 09:31
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy sử dụng liệu pháp tế bào để cải thiện thính giác có thể thay đổi cuộc sống của hàng triệu người bị mất thính lực. Liệu pháp này sẽ được thử nghiệm lâm sàng lần đầu tiên dựa trên nghiên cứu giúp cải thiện 40% tình trạng mất thính lực trong các thử nghiệm tiền lâm sàng. Công ty Công nghệ sinh học Rinri Therapeutics có trụ sở tại Sheffield, Anh hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trong hai năm tới đối với những người bị mất thính lực nặng do tuổi tác.
Theo Tổ chức từ thiện về mất thính lực RNID, mất thính lực ảnh hưởng đến 12 triệu người dân Anh và gia tăng khi mọi người già đi với tỷ lệ tác động đến người trên 50 tuổi là hơn 40% và người trên 70 tuổi là 70%.
Những người bị mất thính lực có thể phải đối mặt với những rào cản trong giao tiếp và ít có khả năng được tuyển dụng hơn so với những người bình thường. Họ có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao gấp đôi như trầm cảm và có thể mắc chứng mất trí nhớ cao gấp 5 lần. Theo ước tính, khoảng 1,2 triệu người trưởng thành ở Anh bị mất thính lực nghiêm trọng đến mức họ không thể nghe được hầu hết các cuộc trò chuyện. Liệu pháp tế bào của nhóm nghiên cứu được gọi là Rincell-1, dành cho những bệnh nhân mắc bệnh thần kinh thính giác, một dạng mất thính lực xảy ra khi âm thanh truyền đến não, bị gián đoạn. Bệnh nhân mắc bệnh thần kinh thính giác chiếm 25% cộng đồng bệnh nhân mất thính giác do thần kinh giác quan. Bệnh nhân sẽ được điều trị theo liệu pháp Rincell-1, giúp tái tạo tế bào thần kinh thính giác và thiết lập lại đường truyền tín hiệu thần kinh từ tai trong đến trung tâm thính giác của não để đảo ngược tình trạng mất thính lực. Nếu các thử nghiệm lâm sàng thành công, phương pháp này có thể được áp dụng cho những người bị mất thính lực trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Để đánh giá hiệu quả của liệu pháp, việc điều trị sẽ được thực hiện bằng cách cấy ốc tai điện tử - thiết bị được thiết kế để bỏ qua các tế bào lông bị tổn thương và kích thích trực tiếp các tế bào thần kinh thính giác. Bộ cấy ghép hoạt động như một cảm biến ghi âm để thu tín hiệu do ốc tai tạo ra khi nó truyền thông tin âm thanh đến dây thần kinh thính giác. Qua đó, nhóm nghiên cứu có thể ghi lại các số đo khách quan về sức khỏe ốc tai, thay vì chỉ dựa vào các số đo chủ quan như nhận dạng giọng nói.
Vista.gov.vn