Tìm ra cách khiến tế bào tuyến tụy sinh sôi để chữa tiểu đường
Ngày đăng: 28/12/2018 09:56
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 28/12/2018 09:56
Các nhà khoa học đã phát hiện phương thuốc mới bằng cách kết hợp harmine, một alcaloid beta-carboline với một tác nhân khác được sử dụng để kích thích sự phát triển của mô xương, khiến các tế bào beta sinh sôi nảy nở gấp hàng chục lần, mở ra hướng điều trị bệnh tiểu đường cả thể 1 lẫn thể 2.
Một loại cocktail thuốc mới khiến các tế bào beta sản xuất insulin sinh sôi nảy nở - một khám phá có thể dẫn đến việc chữa khỏi bệnh tiểu đường - Ảnh: Tiến sĩ Ronny Helman.
Theo The Daily Mail, nhóm nghiên cứu ở Bệnh viện Mount Sinai ở New York, đã phát hiện ra rằng một hợp chất có tên là harmine có thể giúp tăng số lượng các tế bào tuyến tụy sản sinh insulin.
Các chuyên gia đã pha chế được một loại cocktail thuốc, khiến các tế bào sản xuất insulin sinh sôi nảy nở. Được biết, khi bệnh tiểu đường phát triển, các tế bào tuyến tụy ngừng hoạt động theo đúng chức năng hoặc chết, tùy thuộc vào việc đó là bệnh tiểu đường thể 1 hay thể 2. Harmine, một alcaloid beta-carboline, lần đầu tiên được phân lập có thể giúp kích hoạt tuyến tụy.
Ngay từ năm 2015, các nhà khoa học đã chú ý đến harmine. Hợp chất này đã giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào beta mới. Thực ra, các số liệu sản sinh đó của harmine không đặc biệt xuất sắc. Nhưng khi hợp chất harmine được phối hợp cùng với một tác nhân khác cũng được sử dụng để kích thích sự phát triển của mô xương thì các tế bào beta đã được hình thành gấp hàng chục lần.
Vì vậy, khi không điều trị với harmine, các tế bào tuyến tụy sinh sôi nảy nở với tốc độ 0,2% mỗi ngày. Nhưng khi sử dụng hợp chất harmine, chỉ số này tăng lên 2% mỗi ngày. Còn nếu kết hợp các loại thuốc điều trị với hợp chất harmine, tỷ lệ đó tăng lên 5-8% mỗi ngày. Theo các chuyên gia, sự kết hợp của các phương thuốc này sẽ giúp chữa khỏi bệnh tiểu đường cả thể 1 lẫn thể 2.
Được biết, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ( Mỹ), hiện có khoảng 30,3 triệu người Mỹ, khoảng 9,4% dân số nước này, mắc bệnh tiểu đường.
Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như tổn thương thận, tổn thương mắt, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí mù. Việc mất các tế bào beta có liên quan đến việc gây ra bệnh tiểu đường thể 1.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc thiếu số lượng tế bào beta hoạt động có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường thể 2. Theo tiến sĩ Andrew Stewart, tác giả chính của công trình nghiên cứu, hiện vẫn chưa có loại thuốc tiểu đường nào có thể tái tạo tế bào beta ở những bệnh nhân mắc bệnh này và phát hiện này sẽ giúp khắc phục thiếu sót đó.
Theo Motthegioi