Thử nghiệm dùng gan lợn để lọc máu từ bên ngoài cơ thể
Ngày đăng: 25/01/2024 10:05
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 25/01/2024 10:05
Các bác sĩ phẫu thuật tại Đại học Pennsylvania đã thử nghiệm thành công việc dùng gan lợn để lọc máu cho người chết não từ bên ngoài cơ thể. Đây có thể coi là một bước đột phá để tiến tới thử nghiệm kỹ thuật này ở bệnh nhân suy gan.
Hình minh họa. |
Trong thử nghiệm này, gan lợn được sử dụng bên ngoài cơ thể hiến tặng chứ không phải bên trong - một cách tạo ra "cầu nối" để hỗ trợ những lá gan bị suy yếu bằng cách thực hiện công việc lọc máu từ bên ngoài. Đây là cách làm tương tự như việc chạy thận cho những bệnh nhân suy thận.
Việc cấy ghép nội tạng từ động vật sang người đã thất bại trong nhiều thập kỷ vì hệ thống miễn dịch của con người từ chối mô lạ. Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm cách thử lại với những con lợn đã được biến đổi gen để giống với gen người hơn. Những năm gần đây, thận của lợn biến đổi gen đã được cấy ghép tạm thời vào những người chết não để xem chúng có thể hoạt động hay không. Bên cạnh đó, đã có hai trường hợp được ghép tim lợn, tuy nhiên cả hai đều chết sau vài tháng.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đang xem xét liệu có cho phép một số ít người Mỹ cần nội tạng đăng ký tình nguyện tham gia các nghiên cứu nghiêm ngặt về tim hoặc thận lợn hay không.
Gan có chức năng quan trọng và phức tạp khác với thận và tim: nó lọc máu, loại bỏ chất thải và sản xuất các chất cần thiết cho các chức năng khác của cơ thể. Khoảng 10.000 người hiện đang nằm trong danh sách chờ ghép gan ở Mỹ.
Trong thí nghiệm mới nhất, các nhà nghiên cứu sử dụng gan của một con lợn đã được biến đổi gen bởi công ty công nghệ sinh học eGenesis. Gan lợn được gắnvào một thiết bị được chế tạo bởi OrganOx, một công ty chuyên về công nghệ bảo quản nội tạng của người hiến tặng trong thời điểm quan trọng giữa hiến tặng và cấy ghép.
Gia đình người quá cố đã hiến xác để nghiên cứu. Máy móc giữ cho máu của cơ thể lưu thông.
Thí nghiệm được tiến hành vào tháng trước, máu bệnh nhân được lọc qua thiết bị chứa gan lợn trong 72 giờ. Sau thời gian theo dõi, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng cơ thể của người hiến tặng vẫn ổn định và gan lợn không có dấu hiệu bị hư hại.
Tiến sĩ Parsia Vagefi thuộc Trung tâm Y tế Tây Nam thuộc ĐH Texas, người không tham gia vào thí nghiệm mới nhưng rất quan tâm đến việc phát triển các máy giống như chạy thận nhân tạo, cho biết có rất nhiều việc phải làm nhằm phát triển các máy móc lọc máu gan và các thí nghiệm sử dụng gan lợn là cần thiết. Ông hoan nghênh thí nghiệm này và gọi phương pháp mới này là một bước hấp dẫn trong nỗ lực hướng tới việc chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân suy gan.
Khoahocphattrien