Thêm 2 giống ngô BĐG được công nhận an toàn sinh học
Ngày đăng: 07/11/2014 13:48
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 07/11/2014 13:48
Các giống ngô biến đổi gene BĐG được cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.
Nhiều cơ sở chế biến ngô đã xuất hiện ở chân các ruộng, do nhu cầu tiêu thụ ngô làm thức ăn chăn nuôi ngày càng lớn. |
Bộ TN&MT vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học cho 2 giống ngô biến đổi gene (BĐG) tại Việt Nam là GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).
Các giống ngô BĐG được cấp giấy chứng nhận nêu trên đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.
Cỏ dại là một trong những đối tượng chính cạnh tranh dinh dưỡng dẫn đến thiệt hại năng suất cây trồng. Trong điều kiện canh tác ngô tại Việt Nam, thời gian canh tác thường rơi vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9) với áp lực cỏ dại rất lớn.
Nông dân thường sử dụng thuốc trừ cỏ hoặc làm đất trước khi gieo hạt để hạn chế vấn đề này. Tuy nhiên, tập quán này còn nhiều nhược điểm như thiệt hại năng suất do tác động của thuốc trừ cỏ lên chính cây trồng và tình trạng rửa trôi, xói mòn đất do cày xới đất vào thời điểm mùa mưa.
Tính trạng chống chịu thuốc trừ cỏ cũng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả kiểm soát cỏ dại. Trên thế giới, công nghệ BĐG chống chịu thuốc trừ cỏ đã được chứng minh là mang lại hiệu quả lâu dài trong việc tăng thu nhập cho nông dân, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Hai giống ngô BĐG lần này được công nhận an toàn sinh học trước đó đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bởi Bộ NN&PTNT. Như vậy, với việc công nhận an toàn sinh học lần này, các giống ngô BĐG nói trên đã đủ điều kiện canh tác tại Việt Nam.
Kể từ năm 1996 đến nay, hơn 60 quốc gia trên thế giới đã thông qua và công nhận về pháp lý cho việc canh tác cây trồng BĐG và nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thực phẩm có nguồn gốc BĐG.
Một số quốc gia trong số đó bao gồm: Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Argentina, Australia, Philippines, Nam Phi, Ấn Độ, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, EU, Uruguay, Colombia, Honduras và Việt Nam.
Các tổ chức quốc tế và hàng loạt cơ quan quản lý khoa học và pháp lý có uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), Viện Khoa học Hoàng Gia (Vương quốc Anh), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Viện Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (Hoa Kỳ), Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ, Viện Y khoa Pháp và Hiệp hội Y tế Anh đã công nhận tính an toàn của cây trồng BĐG.
Công nghệ sinh học, cụ thể hơn là cây trồng BĐG được khẳng định là thành tự khoa học nổi bật của thế kỷ và được ủng hộ mạnh mẽ bởi cộng đồng khoa học trên toàn cầu. 25 người từng nhận giải Nobel và khoảng 3.400 nhà khoa học trên toàn thế giới đã chứng minh rằng đây là giải pháp giúp cải thiện nông nghiệp và môi trường một cách hữu hiệu và an toàn. |
Theo Chinhphu.vn