Testosterone có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư?
Ngày đăng: 24/07/2018 16:05
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 24/07/2018 16:05
Cachexia - hội chứng suy giảm sức khỏe về cả thể chất (như giảm cân, teo cơ, chán ăn, mệt mỏi,…) lẫn tinh thần nghiêm trọng do các bệnh như ung thư, AIDS gây ra. Các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng, có khoảng một nửa trong tổng số các bệnh nhân bị ung thư đều trải qua hội chứng cachexia với mức độ rất nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ. Nó dường như chịu trách nhiệm khoảng 22% số ca bệnh nhân ung thư tử vong.
Nguyên nhân gây ra hội chứng này (xuất hiện ở một số người này nhưng không xuất hiện ở những người khác) hiện vẫn chưa rõ ràng, và các phương án giải quyết hội chứng này là rất hiếm.
Tuy nhiên mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Texas Medical Branch - Bộ Y tế và Kinesiology do tiến sĩ Melinda Sheffield-Moore đứng đầu đã tiến hành xem xét tiềm năng của việc điều trị testosterone ngoài hóa trị liệu để cải thiện những ảnh hưởng xấu của cachexia lên sức khoẻ của người bệnh ung thư.
Tiến sĩ Melinda Sheffield-Moore hy vọng rằng: “Việc điều trị testosterone sẽ giúp cải thiện phần nào sức khoẻ cho những bệnh nhân ung thư không có đủ sức khoẻ để rời khỏi giường bệnh, ít nhất là cho phép họ tự có thể chăm sóc bản thân và đủ sức khoẻ để tiếp tục điều trị bệnh”.
Các phát hiện này của các nhà nghiên cứu - đã được công bố trên tạp chí Cachexia, Sarcopenia và Muscle - cho thấy rằng việc áp dụng testosterone vào điều trị cho những bệnh nhân đang trải qua hội chứng cachexia có thể phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Bổ trợ testosterone trong điều trị cho thấy có sự hứa hẹn lớn
Cách tiếp cận để quản lý hội chứng cachexia hiện được áp dụng rộng rãi nhất là phương pháp điều trị dinh dưỡng đặc biệt nhưng thường không ngăn ngừa hoặc khắc phục tình trạng hao hụt khối lượng cơ thể (gầy mòn).Vì vậy, Tiến sĩ Sheffield-Moore và nhóm nghiên cứu đã quyết định nghiên cứu tiềm năng của testosterone dựa trên kiến thức đã có rằng hormone này có thể giúp “xây dựng” khối lượng cơ bắp.
“Chúng tôi đã biết rằng testosterone tạo cơ xương ở những người khỏe mạnh. Vì vậy chúng tôi đã thử sử dụng nó trong một quần thể bệnh nhân có nguy cơ mất cơ cao, do đó mà những bệnh nhân này có thể duy trì sức mạnh và trạng thái hoạt động của mình để có thể đủ điều kiện tiến hành các liệu pháp điều trị ung thư”, Cô nói.
Để thử nghiệm lý thuyết này, các nhà khoa học đã áp dụng nghiên cứu trên các tình nguyện viên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy, một loại ung thư da suốt 5 năm.
Các bệnh nhân được thực hiện hóa trị hoặc xạ trị, hoặc cả hai liệu pháp này, để điều trị ung thư. Trong suốt 7 tuần trong thời gian điều trị, một số người bổ sung bằng giả dược (nhóm thuần tập, nhóm đối chứng), trong khi những người khác được bổ sung testosterone vào điều trị.
Tiến sĩ Sheffield-Moore và các đồng nghiệp nhận thấy rằng những người tình nguyện tham gia nghiên cứu được bổ sung testosterone trong điều trị đã duy trì tổng khối lượng cơ thể (cân nặng) và có sự tăng khối lượng cơ nạc (khối lượng cơ thể trừ mỡ cơ thể) 3,2%.
“Các bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên vào nhóm nhận testosterone cũng cho thấy hoạt động thể chất của họ có sự tăng lên”, cô tiếp tục.
Tiến sĩ Sheffield-Moore cho biết: Bệnh nhân đều cảm thấy đủ khỏe để tự thực hiện một số hoạt động cơ bản của cuộc sống hàng ngày, như nấu ăn, dọn dẹp và tắm rửa. Kết quả này có thể tạo nên một thế giới khác biệt với những người bị ung thư, vì nó cho phép họ duy trì sự tự chủ hơn.
Hiện tại, cô và nhóm nghiên cứu đang tìm cách mô tả các protein cơ của bệnh nhân ung thư - toàn bộ các protein được tìm thấy trong cơ xương - để hiểu hơn về cách thức của ung thư nói chung và hội chứng cachexia nói riêng. Nó cho phép nhóm nghiên cứu bắt đầu hiểu sâu các cơ chế tiềm ẩn đằng sau tình trạng rối loạn ung thư.
Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học là có thể hỗ trợ các bệnh nhân ung thư phải trải qua các liệu pháp trị liệu có thể duy trì, gia tăng chất lượng cuộc sống của họ.
Theo Vísta.gov.vn