Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhân rộng các kết quả đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất và đời sống
Ngày đăng: 11/11/2019 09:20
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 11/11/2019 09:20
Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các đơn vị sự nghiệp Sở KH&CN Vĩnh Phúc, đến tháng 10/2019 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Vĩnh Phúc đã triển khai tổ chức được 42 lớp tập huấn với gần 3.400 lượt hộ nông dân trên địa bàn các xã thuộc Quy hoạch vùng rau an toàn và một số xã trên địa bàn miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
Mục tiêu của nhiệm vụ tâp huấn, nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật và các kết quả đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất, đời sống cho nhân dân trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất sản phẩm, tạo cơ hội về công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thông qua lớp tập huấn, giúp bà con nông dân hiểu được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Trong buổi tập huấn, các hộ nông dân được cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&C Vĩnh Phúc truyền đạt hai nội dung chính:
Thứ nhất, phổ biến các thông tin, số liệu về tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ một số loại nấm ăn, nấm dược liệu hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và một số tỉnh trong nước. Đồng thời, phổ biến quy trình kỹ thuật sản xuất 5 loại nấm ăn, nấm dược liệu (nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ, nấm mọc nhĩ, nấm Linh chi).
Thứ 2, tuyên truyền về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tình hình xây dựng nhà kính, nhà màng hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong nước và trên thế giới. Các kiến thức về xây dựng nhà kính, nhà màng và quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc 4 loại cây gồm cây dưa lê Hàn Quốc, cây dưa vân lưới, cây dưa thơm và cây cà chua cherry.
Kết thúc lớp tập huấn, được bà con nông dân đánh giá cao, các quy trình kỹ thuật sản xuất dễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với nhu cầu sản xuất của nhiều địa phương. Có nhiều hộ nông dân, hợp tác xã mong muốn được hỗ trợ kỹ thuật để triển khai nhân rộng các mô hình.
Theo Sở KH&CN Vĩnh Phúc