Sự sống trên Trái đất có phải bắt nguồn từ sao chổi và thiên thạch?
Ngày đăng: 12/12/2014 09:06
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 12/12/2014 09:06
Nhiều nhà khoa học cho rằng những vụ va chạm giữa thiên thạch hoặc sao chổi với Trái đất đã đem lại những điều kiện thích hợp cho sự sống phát triển, như nước và các chất hóa học.
Sự sống trên Trái đất có khả năng bắt nguồn từ những vụ va chạm với sao chổi và thiên thạch. |
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể biết chính xác sự sống trên Trái đất được hình thành như thế nào. Nhiều nhà khoa học cho rằng những vụ va chạm giữa thiên thạch hoặc sao chổi với Trái đất đã đem lại những điều kiện thích hợp cho sự sống phát triển, như nước và các chất hóa học. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa chứng minh được giả thuyết này là thật, do đó các nhà khoa học tại Viện khoa học Cộng hòa Séc đã tiến hành tái tạo lại dấu hiệu sự sống đầu tiên trên Trái đất để tìm ra câu trả lời.
Sự sống trên Trái đất bắt nguồn từ đâu?
Bằng cách sử dụng tia laser năng lượng cao để mô phỏng lại vụ va chạm giữa thiên thạch và Trái đất trong thời kỳ đầu tiên của sự sống, các nhà khoa học đã tạo ra bốn thành phần quan trọng nhất của ARN. Đây là cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử, đối với các sinh vật sống không có ADN thì ARN đóng vai trò vật chất di truyền.
Điều đó cũng có nghĩa nó cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sự hình thành của những sinh vật sơ khai nhất trên Trái đất. Sự sống đã xuất hiện trên Trái đất khoảng 4 tỷ năm trước, trùng hợp với khoảng thời gian xảy ra sự kiện “Late Heavy Bombardment” kéo dài 150 triệu năm, mà trong khoảng thời gian đó Trái đất liên tiếp va chạm với các thiên thạch và mảnh vỡ vũ trụ.
Các nhà khoa học đã mô phỏng lại quá trình này trong phòng thí nghiệm và phát hiện ra rằng quá trình này tạo ra 4 tiền tố hóa chất: adenine, guanine, cytosine và uracil. Đóng vai trò quan trọng trong các chuỗi gen ARN và cả ADN hiện nay. Mặc dù ADN quỹ định thông tin di truyền của sinh vật sống, nhưng ARN mới là nhưng phân tử đầu tiên quỹ định mã di truyền sự sống trên Trái đất.
Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm hiểu được cách thức kết hợp của các phân tử hóa chất này để tạo thành sự sống như thế nào. Tuy nhiên nó đã mở ra một hướng đi mới trong việc tìm kiếm nguồn gốc sự sống trên Trái đất.
Tuy nhiên thiên thạch không tạo ra nước trên Trái đất
Một trong những điều kiện giúp hình thành sự sống chính là nước, các giả thuyết ban đầu cho rằng thiên thạch và sao chổi sau khi va chạm với Trái đất đã làm thay đổi tính chất hóa học của bề mặt Trái đất và tạo ra nước. Tuy nhiên những thông tin mới được thu thập từ tàu vũ trụ Rosetta lại không cho thấy như vậy.
Tàu vũ trụ Rosetta và tàu đổ bộ Philea đã thực hiện thành công nhiệm vụ đổ bộ lên bề mặt của sao chổi 67P. Những thông tin thu thập được từ sao chổi này rất đáng giá với các nhà khoa học. Trong đó, họ phát hiện thấy có dấu hiệu của nước trên sao chổi này, tuy nhiên nó hoàn toàn khác với nước trên Trái đất.
Nước trên Trái đất được tạo bởi nguyên tử hydro và oxy, rất hiếm khi nguyên tử hydro bị thay thế bởi nguyên tử deuterium, mà được gọi là “nước nặng”. Khoảng 10.000 phân tử nước thì có 3 phân tử nước nặng.
Trong khi đó nước được tìm thấy trên sao chổi có tỷ lệ nước nặng cao gấp nhiều lần. Trong khi đó theo giáo sư Kathrin Altwegg đến từ trường đại học Bern, Thụy Điển cho biết “tỷ lệ phân tử nước nặng và nước nhẹ thường rất khó thay đổi, nó đã ổn định trong một thời gian dài trên Trái đất. Chính vì thế nước trên Trái đất không thể do các sao chổi mang tới từ những vụ va chạm”.
Nước trên sao chổi được hình thành khi chúng đi qua một khu vực đặc biệt nằm bên ngoài hệ Mặt Trời.
Theo Genk.vn