Sở Khoa học và Công nghệ tiếp đoàn chuyên gia Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản
Ngày đăng: 29/11/2019 15:23
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 29/11/2019 15:23
Ngày 27 và 28/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiếp Đoàn chuyên gia Cục Công nghiệp thực phẩm - Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản do Ông BABA Hiroyuki, Trưởng đoàn đã đến làm việc và khảo sát về Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột. Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì buổi làm việc.
Toàn cảnh buổi làm việc |
Tiếp và làm việc với đoàn có Ông Nguyễn Văn Khoa - Phó Giám đốc Sở KH&CN cùng đại diện lãnh đạo Sở, ngành và các đơn vị: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, Hải quan tỉnh, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, một số cơ sở cà phê rang xay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu ý kiến
|
Tại buổi làm việc, Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Liên Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột trình bày thực trạng đăng ký và sử dụng Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Cà phê Buôn Ma Thuột tại địa phương cũng như việc bảo đảm tuân thủ các quy định liên quan đến CDĐL như: Phương pháp sản xuất, đặc tính sản phẩm, tiêu chuẩn xuất xưởng và sản phẩm cuối cùng. Đặc biệt, CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột được Cục Sở hữu trí tuệ cấp đăng bạ từ năm 2005 và đã được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận bảo hộ. Cũng theo ông Trịnh Đức Minh, trên thế giới diện tích cà phê có CDĐL không nhiều và hầu hết là sản phẩm cà phê chè, chỉ riêng Việt Nam là cà phê Robusta. Chính sự khác biệt đó đã tạo lợi thế cạnh tranh cao hơn các loại cà phê có chứng nhận khác trong xuất khẩu, vì đây là sản phẩm hàng hóa đặc thù của từng vùng, không phải nơi nào cũng có. Cùng với lợi thế về đất đai, khí hậu và bề dày lịch sử, Cà phê Buôn Ma Thuột ngày càng khẳng định vị trí vững chắc trong nền sản xuất hàng hóa của Đắk Lắk.
Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, thành công nhất của các doanh nghiệp sử dụng CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột là tạo được một nhận thức vượt bậc cho người trồng cà phê, từ lý thuyết đến áp dụng vào thực tiễn một cách tự nguyện, có ý thức ngay trên vườn cây của mình, điều đó không chỉ nâng cao từng bước chất lượng sản phẩm cà phê nhân mà đặc biệt hơn là sản phẩm truy nguyên được nguồn gốc, có xuất xứ tại một vùng địa danh nổi tiếng Buôn Ma Thuột.
Ông BABA Hiroyuki - Chuyên gia Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản (Người thứ 2 từ trái qua)
|
Về phía Cục Công nghiệp thực phẩm - Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản, Ông BABA Hiroyuki có ý kiến về sản phẩm CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột để được lựa chọn phải dựa trên các tiêu chí về: Mức độ ưu tiên và cam kết giữa hai Chính phủ trong việc thúc đẩy và tạo điều kiện để xuất khẩu nông sản; tiềm năng xuất khẩu và khả năng vượt qua các rào cản về kỹ thuật, đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm của các sản phẩm; mức độ sẵn sàng về hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu của Nhật Bản; mức độ sẵn sàng của ngành hàng và sự ủng hộ của chính quyền địa phương/doanh nghiệp/người dân trong việc đăng ký CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột sang Nhật Bản.
Thăm vườn cà phê... |
Cũng trong buổi làm việc các bên đã đưa ra ý kiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực CDĐL, nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo hộ CDĐL tại mỗi nước. Qua đó giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu vực địa lý được phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng miền của mỗi bên, đồng thời đảm bảo cơ sở pháp lý thông qua việc bảo hộ CDĐL của mỗi bên và tại bên kia cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các sản phẩm CDĐL, tại mỗi bên chống lại các hành vi lạm dụng, gian lận thương mại và xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
..và nhà máy sản xuất cà phê nhân thuộc CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột của Công ty TNHH MTV Xuất Nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk. |
Cũng trong dịp này, Đoàn chuyên gia đã đến thăm vườn cà phê, Nhà máy sản xuất cà phê nhân thuộc CDĐL Cà phê Buôn Ma Thuột của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk .
Thu Hà