Rô bốt trong suốt và mềm giống lươn có thể bơi nhẹ nhàng dưới nước
Ngày đăng: 08/05/2018 15:41
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 08/05/2018 15:41
Các kỹ sư và nhà sinh học biển tại trường Đại học California đã chế tạo được loại rô bốt mới giống lươn, có thể bơi lặng lẽ trong nước biển mà không cần động cơ điện. Thay vào đó, rô bốt sử dụng cơ bắp nhân tạo để di chuyển. Rô bốt này dài khoảng 30 cm, được kết nối với bảng điện tử gắn trên bề mặt, cũng gần như trong suốt. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science Robotics vào ngày 25/4/2018.
Các nhà khoa học cho rằng loại rô bốt này là bước tiến quan trọng hướng đến tương lai ở đó, rô bốt mềm có thể bơi dưới biển cùng với cá và các loài không xương sống nhưng không gây xáo trộn và làm hại chúng. Hiện nay, hầu hết các loại xe được thiết kế để quan sát sinh vật biển đều cứng và hoạt động dưới nước nhờ động cơ điện với chân vịt phát ra tiếng ồn.
Caleb Christianson, nghiên cứu sinh tại Trường Kỹ thuật Jacobs và là đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Rô bốt của chúng tôi sử dụng cơ bắp nhân tạo mềm thay thế chân vịt để di chuyển giống như lươn ở dưới nước mà không tạo ra tiếng ồn”.
Điểm mới ở đây là rô bốt bơi trong nước mặn để giúp tạo ra lực điện đẩy nó. Rô bốt được trang bị dây cáp áp điện cho môi trường nước mặn xung quanh rô bốt và các túi nước nhỏ bên trong các cơ bắp nhân tạo của nó. Sau đó, các thiết bị điện tử cung cấp điện tích âm cho vùng nước ngay phía ngoài rô bốt và điện tích dương cho phần bên trong rô bốt để kích hoạt các cơ. Điện tích chỉ nằm ở bên ngoài bề mặt của rô bốt và chứa dòng điện công suất rất thấp nên an toàn cho sinh vật biển bơi gần.
Trước đây, các nhóm nghiên cứu khác đã tạo ra loại rô bốt bằng công nghệ tương tự. Nhưng để cung cấp năng lượng cho các rô bốt này, các kỹ sư đang sử dụng vật liệu cần giữ căng liên tục bên trong các khung chỉ cứng một phần. Nghiên cứu về khoa học rô bốt cho thấy không cần phải sử dụng các khung này.
Rô bốt đã được thử nghiệm bên trong các bể chứa nước mặn với sứa, san hô và cá tại Thủy cung Birch trong Viện Hải dương học Scripps tại trường Đại học California và trong phòng thí nghiệm của Tolley. Các buồng dẫn điện bên trong cơ bắp nhân tạo của rô bốt có thể chứa thuốc nhuộm huỳnh quang. Trong tương lai, thuốc nhuộm huỳnh quang sẽ được sử dụng như một hệ thống báo hiệu.
Bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ tăng độ ổn định và hình dạng của rô bốt. Các nhà nghiên cứu cần cải tiến chấn lưu, tăng thêm trọng lượng để rô bốt có thể lặn sâu hơn.
Theo Vista.gov.vn