Phối hợp triển khai các nhiệm vụ phát triển khoa học vùng Tây Bắc
Ngày đăng: 03/07/2014 17:54
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/07/2014 17:54
Thứ trưởng Trần Văn Tùng phát biểu tại Hội thảo. |
Là một trong các nội dung được đề cập đến tại Hội thảo khoa học Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc vừa diễn ra tại tỉnh Bắc Kạn vào ngày 3/7.
Phát biểu Hội thảo, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, thực hiện Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2011 – 2015, trong đó có nhiệm vụ xây dựng ứng dụng các giải pháp KH&CN để phát triển kinh tế-xã hội bền vững các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ, đồng thời quán triệt quan điểm được nêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW.
Thời gian qua, Bộ KH&CN đã phối hợp với các bộ, ngành, TW và địa phương xây dựng và phê duyệt các chương trình KH&CN bao gồm: Chương trình KH&CN phục vụ bền vững kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên; Chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Bắc và Chương trình KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ - Chương trình này hiện đang được Bộ KH&CN và các bộ, ban ngành TW xây dựng và xem xét phê duyệt.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, Chương trình KH&CN phục vụ phát triển vùng Tây Bắc là một trong những chương trình KH&CN cấp Quốc gia, có mục tiêu, nội dung và sản phẩm đặt ra đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, đánh giá được thực trạng, tiềm năng, lợi thế phát triển, là nguồn cung cấp cơ sở dữ liệu, luận cứ khoa học và thực tiễn; đề xuất các giải pháp thiết thực, tạo ra các sản phẩm cụ thể có năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; đưa ra các mô hình phát triển nhanh, bền vững cho từng địa phương và tổng thể cả Vùng.
Ngoài ra, Chương trình còn cung cấp các luận cứ khoa học vào thực tiễn phục vụ cho việc xác định các định hướng, chủ trương và cơ chế chính sách, giái pháp phát triển của Vùng giai đoạn 2016- 2020.
Toàn cảnh Hội thảo.
Báo cáo các hoạt động KH&CN của tỉnh Bắc Kạn tại Hội thảo thời gian qua, Chủ tịch UBND tỉnh Lý Thái Hải cho biết, với lợi thế về đất đai, nhân lực lao động dồi dào và điều kiện tự nhiên ưu đãi phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trên cơ sở phát triển nông lâm nghiệp. Tỉnh đã đã chú trọng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất; triển khai các nhiệm vụ KH&CN bám sát, gắn liền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, nhiều tiến bộ KH&CN đã ứng dụng thành công trong đời sống thực tiễn như: mô hình thâm canh cam, quýt, mô hình trồng hồng không hạt, mô hình chăn nuôi lợn,… Qua đó, đã từng bước tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc tại tỉnh Bắc Kạn.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp có tính thiết thực và hiệu quả; đề xuất các giải pháp khoa học thực hiện; triển khai các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tri thức và công nghệ; tiếp tục kiện toàn mạng lưới các nhà khoa học quan tâm và liên quan đến khu vực Tây Bắc,… Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế-xã hội của từng địa phương cũng như cả khu vực Trung du miền núi phía Bắc thời gian tới.
Được biết, ngày 28/6/2013, Bộ trưởng Bộ KH&CN ký Quyết định số 1746/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013 – 2018 KH&CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc (Chương trình Tây Bắc).
Chương trình được giao cho Đại học Quốc gia Hà Nội làm Cơ quan Chủ trì với các mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm của Chương trình được phê duyệt bao gồm: cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ xây dựng, điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Bắc; xác định luận cứ khoa học cho các mô hình phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với đặc thù các tiểu vùng liên vùng, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao mức sống của các đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc; đề xuất, chuyển giao các giải pháp KH&CN phù hợp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; xác định nhu cầu đào tạo nhân lực và đề xuất giải pháp đào tạo phù hợp,…
Theo Truyenthongkhoahoc