Phát hiện loài vi khuẩn có thể sống trên vũ trụ
Ngày đăng: 12/11/2020 10:06
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 12/11/2020 10:06
Nhóm các nhà khoa học Áo, Nhật Bản và Đức cho biết họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện những vi khuẩn Deinococcus radiodurans vẫn sống khỏe khi bám vào bề mặt tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh Tanpopo, biến loài này thành sinh vật gần như "bất tử".
Trong một công bố trên tạp chí khoa học Microbiome , nhóm các nhà khoa học Áo, Nhật Bản và Đức cho biết họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện những vi khuẩn Deinococcus radiodurans vẫn sống khỏe khi bám vào bề mặt tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh Tanpopo. Con tàu này rời Trái đất vào năm 2015 để đến Trạm ISS rồi quay trở về sau đó một năm.
Các nhà khoa học cho cơ chế tự sửa chữa trong vi khuẩn đã được kích hoạt, giúp nó biến đổi để thích nghi và tồn tại trong môi trường khắc nghiệt.
Vi khuẩn Deinococcus radiodurans được nhà nghiên cứu Arthur Anderson tại Trạm Thí nghiệm Nông nghiệp Oregon (Mỹ) phát hiện năm 1956 trong một hộp thịt.
Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy Deinococcus radiodurans là một trong những sinh vật kháng bức xạ mạnh nhất từng được biết đến. Nó có thể tồn tại trong môi trường lạnh, mất nước, chân không và axit. Nhờ những đặc tính này mà loài vi khuẩn này được ghi danh trong Sách Kỷ lục Thế giới Guinness là vi khuẩn sống dai nhất thế giới.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu cơ chế hoạt động nào đã giúp loài vi khuẩn này sống sót trong những môi trường khắc nghiệt như vậy. Câu trả lời có thể mang đến những thông tin hữu ích nhất để hiểu về cơ chế và quá trình mà sự sống có thể tồn tại bên ngoài Trái đất, mở rộng kiến thức của loài người về cách tồn tại và thích nghi trong môi trường ngoài không gian.
Không chỉ thế, Deinococcus radiodurans vốn đang có tiềm năng lớn được sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu y sinh và trong công nghệ nano. Sự hiểu biết và khám phá khả năng mới về chúng sẽ mang lại lợi ích to lớn hơn nữa trong các lĩnh vực này.
Theo Chinhphu.vn