'Phân bón tương lai' đã trở thành hiện thực
Ngày đăng: 13/05/2019 14:12
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 13/05/2019 14:12
Theo tạp chí Frontiers in Plant Science, các nhà khoa học Nga ở Đại học tổng hợp Moscow đã hợp tác với các nhà khoa học Tây Ban Nha ở Đại học tự trị Madrid phát triển thành công loại phân bón nano humic (Humic Nanofertilizer) cùng với các chế phẩm chứa sắt, giúp ngăn chặn tình trạng úa vàng lá (chlorosis) của cây trồng.
|
Chlorosis khiến lá chuyển sang màu vàng và rụng hoặc trở nên nhỏ hơn, ngọn của chồi bị khô và rễ chết. Tình trạng chlorosis có thể được gây ra bởi các loại sâu bệnh khác nhau hoặc do thiếu khoáng chất, đặc biệt là sắt. Chlorosis không nhiễm trùng thường được xử lý bằng cách đưa các nguyên tố còn thiếu vào vùng đất gần rễ.
Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng không chỉ đối với con người mà còn với cả thực vật: nhiều loài cây trồng rất nhạy cảm với chlorosis do thiếu sắt (Iron Chlorosis), ví dụ, cây có múi và các loại cây ăn quả khác, cũng như đậu nành với tổng sản lượng đạt 230 triệu tấn mỗi năm trên toàn thế giới.
Phân bón chứa sắt dựa trên các chất humic - các hợp chất hữu cơ tự nhiên được hình thành trong quá trình phân hủy tàn dư thực vật và động vật - được coi là thân thiện với môi trường hơn các chất tương tự tổng hợp. Tuy nhiên, chúng ít hiệu quả hơn trong việc điều chỉnh tình trạng thiếu sắt.
Vì vậy, theo chuyên gia thuộc khoa Vật liệu nano thuộc Đại học Moscow Alexander Polyakov, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, tổng hợp phân bón nano là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với các nhà khoa học hiện đại. Cách tiếp cận này cho phép các nhà khoa học phát triển các loại chế phẩm tiên tiến để điều chỉnh bệnh vàng lá thực vật do thiếu sắt.
Các nhà khoa học đã tìm được cách theo dõi tốc độ hấp thu sắt của cây trồng, và để tăng hiệu quả đó, họ đã bổ sung các hạt nano vô định hình (iron from very small and amorphous nanoparticles) vào phân bón humic.
Về mặt hiệu quả, thử nghiệm trên đồng ruộng đã chứng tỏ loại phân bón nano humic (Humic Nanofertilizer) có thể so sánh với các chất tương tự tổng hợp được sử dụng rộng rãi hiện nay, nhưng lại thân thiện với môi trường và có chi phí thấp hơn rõ rệt.
Thành tựu này càng có ý nghĩa trong bối cảnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp được coi là một trong những cách tiếp cận đầy hứa hẹn để tăng sản lượng cây trồng, mặc dù các nhà khoa học cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm về sự đóng góp của hạt nano sắt vào dinh dưỡng thực vật.
Theo Motthegioi