Pfizer sẽ yêu cầu FDA cấp phép tiêm liều vaccine COVID thứ ba
Ngày đăng: 13/07/2021 16:15
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 13/07/2021 16:15
Pfizer chuẩn bị xin phép Hoa Kỳ cấp phép tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba, và cho biết rằng việc tiêm mũi thứ ba trong vòng 12 tháng có thể tăng cường khả năng miễn dịch một cách đáng kể và bảo vệ cơ thể khỏi các chủng đột biến.
Hình minh họa. |
Hầu hết các vaccine COVID-19 hiện nay cần tiêm hai liều để cơ thể phát triển đủ kháng thể chống lại virus, và đến nay hầu hết mọi người trên thế giới vẫn chưa được tiêm đủ hai liều do nguồn cung vaccine gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các kháng thể sẽ mất dần theo thời gian, vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu có thể cần đến mũi tiêm tăng cường thứ ba hay không.
Mới đây, Tiến sĩ Mikael Dolsten, nhà nghiên cứu của Pfizer cho biết rằng dữ liệu ban đầu từ nghiên cứu của công ty cho thấy mức độ kháng thể của mọi người tăng gấp 5 đến 10 lần sau khi tiêm liều thứ ba, so với sau khi tiêm liều thứ hai vài tháng trước đó.
Pfizer có kế hoạch yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép tiêm liều thứ ba, Dolsten nói.
Dolsten cho biết dữ liệu từ Anh và Israel cho thấy vaccine Pfizer có thể “vô hiệu hóa biến thể delta một cách hiệu quả”, nhưng giả định khi mức độ kháng thể giảm xuống đủ thấp, virus delta vẫn có thể gây ra các ca bệnh nhẹ.
Nhưng được FDA chấp thuận tiêm mũi thứ ba cũng chỉ là bước đầu tiên, Tiến sĩ William Schaffner, một chuyên gia về vaccine tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, cảnh báo. Các cơ quan y tế công cộng sẽ phải quyết định xem mọi người có thực sự cần tiêm mũi thứ ba hay không, đặc biệt là trong bối cảnh hàng triệu người còn chưa có vaccine.
"Mục đích của vaccine là tránh bệnh nặng”, Schaffner nói, và tiêm mũi thứ ba sẽ tiêu tốn rất nhiều nguồn lực trong khi ở nhiều nơi mọi người vẫn chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Hiện chỉ có khoảng 48% dân số Hoa Kỳ được tiêm chủng đầy đủ - và một số vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn nhiều, đặc biệt là những vùng biến thể delta đang lây lan mạnh. Hôm thứ Năm, Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, cho biết: Vài tuần trước, biến thể delta chỉ chiếm hơn một phần tư số ca mắc mới ở Hoa Kỳ, nhưng hiện nó chiếm hơn 50% - và ở một số nơi, chẳng hạn như các vùng Trung Tây, lên tới 80%.
Mới đây, trong một thử nghiệm của Viện Pasteur, Pháp, máu của những người được tiêm liều vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca đầu tiên "hầu như không ức chế" biến thể delta, theo nhóm thực hiện thử nghiệm báo cáo trên tạp chí Nature. Nhưng vài tuần sau khi tiêm liều thứ hai, gần như tất cả người tham gia đều được tăng cường miễn dịch đủ mạnh để vô hiệu hóa biến thể delta - ngay cả khi khả năng miễn dịch kém hơn một chút so với các phiên bản trước đó của virus.
Thử nghiệm này cho thấy rằng các đột biến của biến thể delta không né tránh các loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất ở các nước phương Tây, nhưng nhấn mạnh rằng cần phải tiêm chủng càng nhanh càng tốt cho thật nhiều người trước khi virus tiến hóa hơn nữa, và điều này đặt ra câu hỏi liệu có cần mũi vaccine thứ ba hay không khi hai mũi vẫn cho khả năng bảo vệ hiệu quả. (Các nhà nghiên cứu ở Anh cũng phát hiện ra rằng hai mũi vaccine Pfizer có hiệu quả 96% trong việc bảo vệ khỏi bệnh nặng đối với biến thể delta và hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng.)
Theo Khoahocphattrien