Ống nghe dán trên người hỗ trợ theo dõi các bệnh về đường hô hấp
Ngày đăng: 23/05/2025 08:29
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 23/05/2025 08:29
Mặc dù ống nghe có thể cho bạn biết ai đó mắc bệnh về đường hô hấp, nhưng nó chỉ cung cấp thông tin đó trong vài phút khi bác sỹ sử dụng thiết bị. Tuy nhiên, thiết bị đeo mới giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua theo dõi hơi thở của bệnh nhân trong nhiều ngày.
![]() |
Nhóm nghiên cứu của Kyoung-Ryul Lee tại Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đã chế tạo được mẫu thiết bị có tên là Miếng dán theo dõi âm thanh phổi (LSMP), về cơ bản là ống nghe được thiết kế để dán liên tục lên da trong năm ngày.
Thiết bị này chỉ dày vài milimét và tích hợp các thành phần như micrô MEMS đơn hướng hướng xuống dưới, một bộ vi điều khiển, một mô-đun Bluetooth LE, một bảng mạch in mềm và pin lithium-polyme. Tất cả các linh kiện này đều được đặt bên trong thân máy chống thấm nước in 3D làm từ nhựa tương thích sinh học.
Thiết bị được dán vào da lưng của bệnh nhân (giữa cột sống và một phần xương bả vai), liên tục theo dõi tiếng ồn phát ra từ phổi của người bệnh và phần còn lại của đường thở khi họ thở. Những âm thanh đó được phân tích theo thời gian thực bằng thuật toán AI, được đào tạo dựa trên các bản ghi âm về hô hấp của cả những người khỏe mạnh và những người mắc nhiều bệnh về đường hô hấp.
Dữ liệu đã xử lý, được truyền không dây đến điện thoại iPhone gần đó đang chạy một ứng dụng tùy chỉnh, ứng dụng này sẽ phân tích, ghi lại và hiển thị thông tin. Điều quan trọng là không cần có bác sĩ, y tá hay nhân viên được đào tạo đặc biệt nào phải túc trực trong suốt năm ngày diễn ra thủ thuật này. Bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục cuộc sống thường ngày của mình.
LSMP đã được thử nghiệm trên hai người lớn khỏe mạnh, hai trẻ sơ sinh bị hen suyễn và năm người cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Trong mọi trường hợp, máy đều có thể phân biệt rõ giữa tiếng thở bình thường và những âm thanh hô hấp có vấn đề như các loại tiếng thở khò khè khác. Thiết bị cũng không gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa hoạt động hô hấp và hoạt động tim.
Các nhà khoa học hiện đang lên kế hoạch phát triển công nghệ này, bao gồm tăng cường khả năng lọc các tiếng ồn nền gây mất tập trung như tiếng ồn do chuyển động cơ thể tạo ra.
Vista.gov.vn