Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị nghiền cơ động lắp trên máy xúc một gầu đáp ứng sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ các công trình phân tán tại Việt Nam
Ngày đăng: 03/02/2023 09:53
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/02/2023 09:53
Ở Việt Nam, nhu cầu mở rộng các tuyến đường, cải tạo các khu nhà tập thể cũ nát, đã sinh ra một lượng lớn rác thải rắn xây dựng, phần lớn chúng được vận chuyển ra ngoại thành và được chất đống lộ thiên, tạo ra những bãi phế thải vật liệu khổng lồ gây ôi nhiễm môi trường và làm giảm chất lượng thổ nhưỡng. Tại các nước Châu Âu, việc tận dụng phế thải vật liệu xây dựng đã được quan tâm và xử lý từ khoảng nhưng năm 1990.
Những thiết bị tái chế vật liệu trước đây thường được đặt trên những xe sơmi-rơmóc với kích thước lớn, cồng kềnh và chiếm nhiều diện tích mặt bằng, điều này ảnh hưởng đến khả năng cơ động và tính thích ứng với địa hình chật hẹp. Gần đây hãng MB Italy đã phát triển dòng sản phẩm các máy nghiền-sàng tích hợp trên máy đào với kích thước rất nhỏ gọn, tận dụng máy cơ sở, linh động trong xử lý vật liệu từ các công trình phá dỡ. Tuy nhiên, giá thiết bị quá cao khiến các nhà thầu xây dựng tại Việt Nam khó có thể đầu tư sử dụng thiết bị này.
Nhằm có thể chế tạo thiết bị nghiền lắp trên máy xúc một gầu phục vụ nghiền các loại vật liệu từ bê tông, gạch vữa cũ cho ra những vật liệu đảm bảo yêu cầu thực tế nhằm tận dụng nguồn nguyên, vật liệu tại chỗ đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng chất lượng thổ nhưỡng, nhóm đề tài Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) do TS. Trần Thanh An làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm thiết bị nghiền cơ động lắp trên máy xúc một gầu đáp ứng sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ các công trình phân tán tại Việt Nam”.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Đề tài đã kết hợp có hiệu quả giữa nghiên cứu thiết kế và chế tạo sản phẩm làm tăng khả năng ứng dụng thiết bị vào thực tế.
- Hoàn thành các nội dung nghiên cứu: tính toán, thiết kế, chế tạo và thực nghiệm sản phẩm.
- Đã ứng dụng phần mềm Solidworks để dựng kết hình và tính kiểm nghiệm bền của các chi tiết quan trọng của thiết bị, cũng như xác định trọng tâm các kết cấu thuộc máy cơ sở với kết quả đáng tin cậy.
- Hồ sơ thiết kế được nghiên cứu, biên soạn phù hợp với trình độ công nghệ và trang thiết bị hiện có cũng như trình độ gia công trong nước.
- Đã tạo ra được sản phẩm hợp lý và hiệu quả, việc sử dụng máy đơn giản phù hợp với người vận hành; sản phẩm của đề tài được thiết kế trên cơ sở lựa chọn những nguyên lý, kết cấu tiên tiến; được chế tạo từ các vật tư, phụ tùng có sẵn kết hợp với một số chi tiết ngoại nhập; có tính năng kỹ thuật tương đương nhưng giá thành thấp so với thiết bị của nước ngoài. Ngoài ra, thiết bị chế tạo trong nước phù hợp với khả năng tài chính của các đơn vị, giảm chi phí sản xuất, nên có tính cạnh tranh cao.
Do có nhiều ưu điểm trong thi công ở địa hình phân tán khó áp dụng các máy có kích thước lớn, nhất là giải quyết vấn đề nóng về môi trường, đề tài mong muốn cơ quan chủ quản sớm xây dựng và ban hành quy trình thiết kế, chế tạo để sản phẩm của đề tài sớm được ứng dụng vào thực tế và xây dựng tài liệu hướng dẫn vận hành và quy trình bảo dưỡng sửa chữa cho thiết bị. Đề nghị Bộ GTVT cho triển khai dự án sản xuất thực nghiệm, để sản phẩm của đề tài trở thành thương phẩm góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong phục vụ thi công các công trình ở Việt Nam.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18007/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Vista.gov.vn