Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Bạch truật và sâm Bố Chính làm nguyên liệu sản xuất thuốc tại Đắk Lắk và một số tỉnh Tây Nguyên
Ngày đăng: 19/12/2024 08:48
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 19/12/2024 08:48
Sâm Bố Chính (Abelmoschus Sagittifolius (Kurz) Merr.) là loài cây dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc YHCT, được ghi nhận tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên, Thanh Hóa… Sâm Bố Chính được người dân sử dụng làm thuốc, thực phẩm, trà uống, rược ngâm… và đã được công ty TNHH Tuệ Linh chế biến thành các sản phẩm hàng hóa như trà hoa khô, trà túi lọc, rượu… có tác dụng tốt trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cây sâm Bố Chính ở thế giới và Việt Nam hiện nay rất ít, đặt biệt là nghiên cứu về nhân giống và trồng trọt.
Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.) có nguồn gốc từ Trung Quốc, sử dụng phần thân rễ làm một loại dược liệu quý, làm vị thuốc bổ, bồi dưỡng, chủ yếu là bổ tỳ kiện vị, bổ máu. Bạch truật đượcdùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, dung lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo đường, tăng cường khả năng miễn dịch. Bạch truật là một trong những dược liệu được Bộ Y tế ưu tiên phát triển trong Danh mục kèm theo Quyết định số 3657/QĐ-BYT ngày 20/08/2019 của Bộ Y tế. Bạch truật là thành phần chính trong sản phẩm Đại tràng Tâm Bình hỗ trợ điều trị đại tràng hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu của ThS. Nguyễn Xuân Nam tại Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ Vinature đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.) và sâm Bố Chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) làm nguyên liệu sản xuất thuốc tại Đắk Lắk và một số tỉnh Tây Nguyên” trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2021.
Mục tiêu của đề tài là xác định được giống và xây dựng các quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản hai nguồn gen Bạch truật và sâm Bố Chính làm nguyên liệu sản xuất thuốc tại Đắk Lắk và một số tỉnh Tây Nguyên.
Dưới đây là một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:
- Đã tuyển chọn và xây dựng được bản mô tả cho 02 mẫu giống (Bạch truật AKM.VNT/2019 và sâm Bố Chính AS04.VNT/2019) bằng phương pháp chọn lọc hỗn hợp có năng suất và chất lượng cao cho sản xuất.
- Đã xây dựng 02 quy trình kỹ thuật sản xuất giống và 06 tiêu chuẩn giống (bao gồm tiêu chuẩn giống, tiêu chuẩn hạt giống, tiêu chuẩn cây giống) cho Bạch truật và sâm Bố Chính cho hệ số nhân giống cao, cây con khỏe mạnh, tỷ lệ cây sống sau trồng > 85%.
- Đã xây dựng 02 quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Bạch truật và sâm Bố Chính theo tiêu chí GACP - WHO phù hợp với điều kiện sản xuất tại Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên.
- Đã xây dựng và nâng cấp 02 tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) của dược liệu Bạch truật và sâm Bố Chính, trong đó giữ nguyên các chỉ tiêu theo chuyên luận trong Dược điển Việt Nam V và bổ sung thêm các chỉ tiêu như 04 kim loại nặng (As, Pb, Cd, Hg); dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Abamectin, Cypermethrin và chỉ tiêu định lượng Atractylenolide III (HPLC).
- Đã xây dựng thành công 2 mô hình sản xuất giống với 523.000 cây giống Bạch truật và 900.000 cây giống sâm Bố Chính đủ tiêu chuẩn xuất vườn, và đưa ra định mức sản xuất giống cho hai loài nghiên cứu.
- Đã xây dựng thành công mô hình sản xuất dượcliệu Bạch truật tại Kon Tum, cho năng suất và sâm Bố Chính theo tiêu chí GACP-WHO.
Sản xuất dược liệu theo hướng GACP-WHO góp phần tạo sản ra phẩm sạch trong nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nên nền nông nghiệp xanh tại Đăk Lăk nói riêng và nền nông nghiệp Việt Nam nói chung.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20395/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Vista.gov.vn