Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường hàng hóa thân thiện với môi trường ở Việt Nam
Ngày đăng: 30/11/2021 16:51
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 30/11/2021 16:51
Khuyến khích tự do thương mại trong khi vẫn duy trì và tăng cường bảo vệ môi trường và các nguồn lợi tự nhiên là một trong những thách thức lớn của thập kỷ mà chúng ta đang sống. Lần đầu tiên quốc tế đã có một tính toán về hậu quả của sự phá hủy môi trường. Giá phải trả cho việc tàn phá thiên nhiên đến năm 2050 có thể lên đến 2 nghìn tỷ euro. Trở ngại lớn nhất đối với các nước đang phát triển hiện nay là làm thế nào để tận dụng được cơ hội của quá trình hội nhập để vừa phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nó đối với các vấn đề xã hội và môi trường.
Do thị trường hàng hóa thân thiện môi trường (HHTTMT) ở nước ta còn kém phát triển, mang tính sơ khai, quy mô sản xuất nhỏ bé; chủng loại, sản lượng hàng hóa còn hạn chế; chưa có các hàng hóa mũi nhọn; chưa có sự tham gia đầu tư của nhiều loại hình doanh nghiệp (DN). Nhu cầu tiêu dùng có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác, phát huy có hiệu quả; chưa hình thành thói quen tiêu dùng TTMT; chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững đặt ra. Nguyên nhân chính của những hạn chế nêu trên do chưa có hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích và hệ thống tổ chức đồng bộ, hiệu quả để tổ chức và phát triển thị trường. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển thị trường HHTTMT ở nước ta chính là góp phần vào thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trường xanh, xanh hóa nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, người tiêu dùng và giảm thiểu các tác động đến biến đổi khí hậu gây ra. Vì những lý do nêu trên, việc triển khai đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường hàng hóa thân thiện với môi trường ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Nhằm đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường hàng hóa thân thiện với môi trường ở Việt Nam, làm rõ về mặt lý luận (khái niệm, nội dung, nhân tố tác động và tiêu chí đánh giá sự phát triển...) liên quan đến thị trường và phát triển thị trường HHTTMT cũng như đánh giá thực trạng và rà soát các chính sách, biện pháp đã áp dụng để phát triển thị trường HHTTMT ở nước ta trong thời gian qua và đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường HHTTMT ở Việt Nam trong thời gian tới, nhóm đề tài do KS. Doãn Công Khánh, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương đứng đầu đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển thị trường hàng hóa thân thiện với môi trường ở Việt Nam”.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, đề tài đã:
- Nghiên cứu lý luận về khái niệm, nội dung, nhân tố tác động và tiêu chí đánh giá sự phát triển... liên quan đến thị trường và phát triển thị trường hàng hóa thân thiện môi trường.
- Nghiên cứu thực trạng và rà soát các chính sách, biện pháp đã áp dụng để phát triển thị trường hàng hóa thân thiện môi trường ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm, định hướng, các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường hàng hóa thân thiện môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô
+ Giải pháp tạo lập nguồn cung HHTTMT cho thị trường
+ Giải pháp phát triển hệ thống phân phối
+ Giải pháp khuyến khích tiêu dùng HHTTMT
Nhằm thúc đẩy phát triển thị trường HHTTMT ở nước ta trước hết phải tạo lập nguồn cung ổn định đi đôi với việc phát triển các hệ thống phân phối và cùng với nó là nâng cao chất lượng các dịch vụ hậu mãi, song hành với khuyến khích mạnh mẽ “cầu” hàng hóa. Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trên thế giới để tiến hành trước một số chính sách cần thiết và khả thi như: Chương trình gắn nhãn xanh; Chính sách mua sắm xanh trong lĩnh vực công; Quy hoạch hoạt động tái chế; Chế tài với các nhà phân phối... Công cụ kinh tế và các luật, chế tài thực thi cần được ban hành một cách đồng bộ và phổ biến sâu rộng, tri n khai nghiêm túc từ trên xuống dưới; Có quy chế kiểm tra gắt gao về chất lượng, xây dựng khuôn khổ pháp lý chính thức cho tiêu dùng xanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tạo điều kiện cho các ban ngành liên quan có th tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng, từ đó cung cấp nhiều thông tin hữu ích và đem lại các hướng tiếp cận tiêu dùng xanh phong phú hơn cho người tiêu dùng; Thiết lập một hệ thống thông tin công khai liên quan đến pháp luật, tiêu chuẩn, thủ tục tố tụng hành chính, công nghệ và các hàng hóa; tri n khai ứng dụng Thẻ tín dụng xanh.
Nhóm đề tài hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển sản xuất, tiêu dùng bền vững, xanh hóa nền kinh tế.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 16650/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Theo Vista.gov.vn