Nghiên cứu cho thấy thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã qua sử dụng có thể được biến thành nhiên liệu sinh học
Ngày đăng: 24/08/2020 09:18
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 24/08/2020 09:18
Theo một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Biofuels - tạp chí Taylor & Francis, nhựa từ thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đã qua sử dụng có thể được chuyển đổi thành nhiên liệu tái tạo dạng lỏng. Các chuyên gia của Đại học Dầu khí và Nghiên cứu Năng lượng đã đề xuất một chiến lược có thể giúp giảm thiểu vấn đề rác thải PPE - hiện đang bị vứt bỏ ở mức độ chưa từng có do đại dịch COVID-19 bùng nổ hiện nay và những loại rác thải này đang trở thành mối đe dọa lớn đối với môi trường của chúng ta.
Mới đây, một nghiên cứu cho thấy hàng tỷ vật phẩm PPE dùng một lần có thể chuyển đổi từ trạng thái polypropylen (nhựa) thành nhiên liệu sinh học, được biết là tương đương với nhiên liệu hóa thạch đạt tiêu chuẩn.
Tiến sĩ Sapna Jain, tác giả chính của nghiên cứu giải thích rằng, việc chuyển đổi thành biocude, một loại nhiên liệu tổng hợp, “sẽ không chỉ ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng đối với loài người và môi trường mà còn tạo ra một nguồn năng lượng”.
“Hiện tại, thế giới đang nỗ lực tập trung để chống lại COVID-19, tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát thấy trước các vấn đề khủng hoảng kinh tế và mất cân bằng sinh thái. Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để đương đầu với những thách thức do đại dịch COVID-19 áp đặt mạnh mẽ, để duy trì sự bền vững”, cô giải thích.
“Tình hình sản xuất và sử dụng các vật dụng PPE để bảo vệ cộng đồng của nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác để chống COVID-19 rất cao do đó việc xử lý PPE là một mối lo ngại lớn do thành phần vật liệu của nó, ví dụ như polypropylen không dệt”.
“Chiến lược được đề xuất là một biện pháp gợi ý giải pháp dự kiến để giải quyết vấn đề xử lý PPE”.
Trong đại dịch COVID-19 hiện tại cụ thể, PPE đang được thiết kế để sử dụng một lần, sau đó thải bỏ đi. Một khi các vật liệu nhựa này được thải ra môi trường, chúng sẽ được đưa vào các bãi rác hoặc trôi dạt vào các đại dương, vì sự phân hủy tự nhiên của chúng rất khó ở nhiệt độ môi trường và chúng cần nhiều thập kỷ mới có thể tự phân hủy. Tái chế các polyme này đòi hỏi cả phương pháp vật lý và phương pháp hóa học. Việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế là ba trụ cột của sự phát triển bền vững, có thể giúp ngăn chặn việc thải nhựa ra môi trường.
Nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm nhiều bài báo nghiên cứu liên quan khi họ xem xét các chính sách hiện tại xung quanh việc xử lý PPE, hàm lượng polypropylene trong PPE và tính khả thi của việc chuyển đổi PPE thành nhiên liệu sinh học. Đặc biệt, họ tập trung vào cấu trúc của polypropylene, tính phù hợp của nó đối với PPE, lý do nó lại gây ra mối đe dọa cho môi trường và các phương pháp tái chế polymer này.
Phát hiện rất thuyết phục này của nhóm cho nghiên cứu cho thấy cần thiết phải tiến hành chuyển đổi chất thải PPE thành nhiên liệu bằng cách sử dụng phương pháp nhiệt phân. Đây là một quá trình hóa học để phân hủy nhựa ở nhiệt độ cao - từ 300-400 độ C trong một giờ - mà không cần oxy.
Tiến sĩ Bhawna Yadav Lamba, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết, quy trình này là một trong những phương pháp tái chế bền vững và hứa hẹn nhất so với việc đốt và chôn lấp.
“Nhiệt phân là phương pháp hóa học được sử dụng phổ biến nhất mà lợi ích của nó bao gồm khả năng tạo ra một lượng lớn dầu sinh học dễ phân hủy sinh học”, Bà nói.
Nhu cầu về nhiên liệu thay thế hoặc các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng của chúng ta là rất lớn và không ngừng. Nhiệt phân chất dẻo là một trong những phương pháp giảm thiểu khủng hoảng năng lượng của chúng ta.
Những thách thức về quản lý chất thải PPE và nhu cầu năng lượng ngày càng tăng có thể được giải quyết đồng thời bằng cách sản xuất nhiên liệu lỏng từ vật phẩm PPE. “Nhiên liệu lỏng được sản xuất từ nhựa là sạch và có các đặc tính nhiên liệu tương tự như nhiên liệu hóa thạch”, Bhawna Yadav Lamba nhấn mạnh.
Theo Vista.gov.vn