Nga phê chuẩn vaccine COVID-19 thứ hai
Ngày đăng: 16/10/2020 10:41
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 16/10/2020 10:41
Vaccine thứ hai mang tên EpiVacCorona, do Trung tâm Nghiên cứu Virus học Vektor ở Siberia bào chế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 14/10 thông báo Nga đã phê chuẩn vaccine thứ hai ngừa COVID-19.
Phát biểu tại một cuộc họp chính phủ, ông Putin chúc mừng các nhà khoa học nước này. Ông nói: "Chúng ta cần tăng cường sản xuất vaccine thứ nhất và thứ hai. Chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác nước ngoài và quảng bá vaccine của mình ra thế giới".
Trước đó, hồi tháng 8, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn vaccine ngừa COVID-19, mang tên Sputnik V.
Vaccine thứ hai mang tên EpiVacCorona do Trung tâm Nghiên cứu virus học Vektor ở Siberia bào chế. Vaccine này được điều chế dựa trên peptit có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch. Nga dự định sản xuất lô vaccine EpiVacCorona đầu tiên gồm 10.000 liều, bắt đầu vào tháng 11/2020.
Theo Bộ Y tế Nga, khoảng 400 bệnh nhân có nguy cơ cao đã được tiêm vaccine Sputnik V.
Trong khi đó, tại Anh, cơ quan an ninh MI5 cho biết đang nỗ lực bảo vệ công trình nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19 của nước này chống lại "các thế lực thù địch" đang tìm cách đánh cắp hoặc phá hỏng dữ liệu nghiên cứu trong cuộc chạy đua tìm vaccine toàn cầu.
Hiện vaccine của Đại học Oxford đang trong các giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, trong khi một vaccine khác của Đại học Imperial London đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.
WB hỗ trợ các nước đang phát triển 12 tỷ USD để mua vắcxin COVID-19
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 13/10 thông báo ban điều hành đã phê duyệt khoản tài chính mới trị giá 12 tỷ USD để hỗ trợ các nước đang phát triển mua và phân phối vaccine ngừa COVID-19 cũng như tiến hành xét nghiệm và điều trị dịch bệnh này.
Kế hoạch tài trợ trên là một phần trong nguồn tài chính 160 tỷ USD mà tổ chức cho vay phát triển đa phương này đã cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển đến tháng 6/2021, nhằm giúp các nước chống đại dịch COVID-19.
WB cho rằng chương trình hỗ trợ tài chính trên sẽ bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật cho các nước tiếp nhận để họ có thể chuẩn bị cho việc triển khai tiêm vaccine.
Khoản hỗ trợ tài chính mới này sẽ phát đi tín hiệu cho các công ty dược phẩm rằng các nước đang phát triển có nhu cầu lớn và nguồn tài chính dồi dào để mua vaccine ngừa COVID-19.
Theo Chinhphu.vn