Nga phát triển được mô xương cấy ghép hoàn toàn giống xương thật
Ngày đăng: 17/07/2019 15:27
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 17/07/2019 15:27
Theo ТАСС, các nhà khoa học ở Đại học công nghệ nghiên cứu quốc gia (NITU) cùng với các bác sĩ từ Trung tâm ung thư N. N. Blokhin, Nga, đã phát triển một mô cấy ghép độc đáo để thay thế vùng xương bị tổn thương. Trong tương lai, mô cấy ghép này có thể thay thế cho miếng cấy ghép kim loại.
Mô xương cấy ghép với đặc tính tương thích sinh học dựa trên polyetylen có trọng lượng phân tử cực cao (UHMWPE) được in trên máy in 3D làm từ hợp kim titan, và lõi của nó được làm từ polyetylen xốp. Cấu trúc như vậy là một bản sao hoàn chỉnh của cấu trúc của một xương thực sự.
Trong quá trình thử nghiệm, các nhà khoa học đã ghép một mô cấy vào vật nuôi có một đoạn 6cm xương chi trước bị loại bỏ vì ung thư xương. Hiện tại, con vật có thể đi lại độc lập. Các nhà khoa học Nga tin rằng cấy ghép loại mô này có thể là một lựa chọn thay thế cho các thiết bị truyền thống vốn làm cho xương dễ gãy thậm chí có thể dẫn đến cắt cụt chi.
Nhà nghiên cứu Fedor Senatov giải thích rằng sản phẩm của các nhà khoa học Nga độc đáo ở chỗ, về các đặc tính, mô cấy ghép gần như hoàn toàn tương ứng với một xương bình thường.
Trước hết, điều này có nghĩa là nó sẽ không phải chịu quá tải, khiến xương tại vị trí đính kèm sẽ không trở nên giòn, như thường xảy ra với miếng cấy ghép kim loại. Ngoài ra, bề mặt polymer của mô tạo thuận tiện để cấy các tế bào riêng của bệnh nhân, giúp tăng tốc đáng kể cho sự liền xương.
Theo Motthegioi