Mỹ cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 sản phẩm Việt
Ngày đăng: 21/04/2014 01:44
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 21/04/2014 01:44
Thu hoạch thanh long. |
Văn phòng Sáng chế và nhãn hiệu Mỹ vừa cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 nhãn hiệu "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh Long Châu Thành - Long An”.
Ông Mai Văn Nhiều, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Long An, cho biết, Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (United State Patent and Trademark Office) vừa cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho 2 nhãn hiệu "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh Long Châu Thành - Long An”. Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong vòng 10 năm.
Nhãn hiệu bảo hộ được bảo đảm 3 quyền cơ bản: độc quyền sử dụng, có quyền ngăn cấm hành vi sử dụng của bất kỳ hành vi sử dụng của bất kỳ cơ sở sản xuất cùng ngành nghề trên lãnh thổ được bảo hộ; được quyền chuyển giao quyền sử dụng, ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng chuyển giao lisence cho bất kỳ đối tác nào khác trên lãnh thổ được bảo hộ; được quyền yêu cầu cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ nhãn hiệu của mình khi có người khác xâm phạm.
Tỉnh Long An đang tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh đặc sản "gạo Nàng thơm Chợ Đào” và "thanh long Châu Thành - Long An”; xây dựng và hướng dẫn quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn quy định cho từng loại cây trồng; cung ứng và bảo đảm chất lượng về giống và bảo vệ thực vật.
Ấp Chợ Đào, thuộc xã Mỹ Lệ (huyện Cần Đước) có 500 hécta, đây là vùng đất duy nhất có thể trồng và nhân giống gạo Nàng thơm. Chính vì thế mỗi năm, sản lượng loại gạo này sản xuất được là rất ít, chỉ khoảng trên 1.500 tấn/năm. Vì là loại gạo ngon đặc biệt, phần lớn nông dân sau khi thu hoạch đều để dành riêng cho người thân. Những bát cơm đặc sản mà không nơi đâu có được mùi thơm ngon, đậm đà quê hương như xứ Cần Đước.
Hiện huyện Châu Thành có gần 2.200 hécta thanh long, sản lượng hàng năm đạt trên 30 ngàn tấn trái. Thời gian qua, tỉnh Long An tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người trồng thanh long theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP, nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm chất lượng cho xuất khẩu.
Theo Báo Hải Quan