Mô hình phát triển giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk
Ngày đăng: 22/09/2024 14:38
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 22/09/2024 14:38
Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh của khu vực Tây Nguyên, được đánh giá là địa phương có tiềm năng đa dạng sinh học cao về giống vật nuôi.
Gà con 4 tuần tuổi
|
Giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk là giống gà có từ lâu đời gắn liền với sự phát triển nông nghiệp của người người dân tộc tại chỗ. Giống gà được thuần hóa và nuôi dưỡng trong buôn làng, giống gà này không có tên gọi riêng như gà Ri, gà Ri Ninh Hòa hay gà H’Mông. Giống gà này có đặc điểm màu lông vàng sậm, chân ngắn, mỏ, chân màu vàng, gà có chỏm lông trên đầu là giống lâu đời của giống gà này (hiện nay còn rất ít) do quá trình pha tạp vì vậy giống nguyên thủy này bị mất dần, gà có khả năng tìm kiếm thức ăn cao, đẻ và nuôi con khéo, gà bay giỏi, luôn hoạt động, thịt chắc, da màu vàng, thịt ít mỡ, thơm, ngọt, thớ cơ mịn. khối lượng 1,2 – 1,5 kg/con. Giống gà có khả năng chống chịu bệnh tật cao, sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng tốt, thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái nơi giống gà được nuôi dưỡng, thích nghi với khí hậu, tập quán canh tác địa phương, được thị trường ưa chuộng.
Việc xác định nguồn gen giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk nhằm phát triển sản xuất và bảo tồn giống gà bản địa được thực hiện từ năm 2022, đã đánh giá được thực trạng chăn nuôi giống gà của người dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk về con giống, phương thức nuôi, sự phân bố, nguồn gốc, các tính trạng sinh học, tính trạng sản xuất của của giống gà nói trên; chọn lọc được nguồn gen, giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk; đánh giá được đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, sinh sản, năng suất, chất lượng thịt của giống gà bản địa tại tỉnh Đắk Lắk; xây dựng được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh cho giống gà của đồng bào dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk; xây dựng 01 cơ sở nhân giống thuần chủng giống gà của đồng bào tại chổ tại tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, góp phần đặc điểm hóa giống gà, cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc chọn lọc, khai thác nguồn gen quý của giống gà, góp phần phát triển chăn nuôi gà của địa phương, tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi góp phần giảm nghèo ở khu vực nông thôn tại Đắk Lắk.
Phương pháp ấp trứng nhân tạo sử dụng máy ấp tự động
|
Mô hình tại TDP 15, Phường Khánh Xuân, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã cho thấy giống gà của đồng bào tại chỗ tỉnh Đắk Lắk là một giống gà có nhiều tính trạng tốt, như: gà có tỷ lệ nuôi sống lúc 20 tuần tuổi đạt 92,5%; năng suất trứng của gà đến 73 tuần tuổi là 93,04 quả trứng; chất lượng trứng tốt, khối lượng trứng đạt 44,57 g, chỉ số Haugh 82,14, tỷ lệ trứng có phôi cao 92,94%, tỷ lệ ấp nở/trứng có phôi 78,18%, tỷ lệ ấp nở/tổng số trứng đem ấp 72,94%; chất lượng thịt tốt. Vì vậy, cần phải được đầu tư hơn nữa để chọn lọc, bảo tồn và khai thác nguồn gen này một cách có hiệu quả góp phần phát triển giống gà này vào hệ thống sản xuất của người đồng bào tại chỗ, tạo sinh kế có giá trị cho người dân địa phương.
Trần Định