Loài có nguy cơ tuyệt chủng đầu tiên của Hoa Kỳ được nhân bản
Ngày đăng: 03/03/2021 10:54
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/03/2021 10:54
Các nhà khoa học đã nhân bản loài có nguy cơ tuyệt chủng đầu tiên của Hoa Kỳ, một con chồn chân đen được sao chép từ gen của một con khác đã chết hơn 30 năm trước.
Elizabeth Ann. |
Con chồn này được đặt tên Elizabeth Ann, sinh ngày 10 tháng 12 và đang được nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi chồn sương chân đen của Dịch vụ Cá và Động vật Hoang dã ở Fort Collins, Colorado, Mỹ. Ann là bản sao di truyền của một con chồn sương tên là Willa đã chết vào năm 1988 và được giữ đông lạnh.
Nhân bản vô tính có tiềm năng phục hồi lại những loài đã tuyệt chủng. Hiện tại, kỹ thuật này được sử dụng để giúp bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, chẳng hạn như một chú ngựa hoang Mông Cổ đã được nhân bản vô tính và được sinh ra vào mùa hè năm ngoái tại một cơ sở ở Texas.
Ben Novak, nhà khoa học hàng đầu của Revive & Restore, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào bảo tồn bằng công nghệ sinh học, người đã phối hợp trong quy trình nhân bản chồn và ngựa, cho biết: ''Công nghệ sinh học và dữ liệu bộ gen thực sự có thể tạo ra sự khác biệt với các nỗ lực bảo tồn."
Chồn chân đen là một loại chồn có thể dễ dàng nhận ra bởi dấu mắt sẫm giống như mặt nạ. Có sức lôi cuốn và sống về đêm, chúng chỉ ăn chó đồng cỏ. Ngay cả trước khi nhân bản, chồn chân đen đã là một câu chuyện thành công về bảo tồn. Chúng được cho là đã tuyệt chủng - nạn nhân của việc mất môi trường sống khi các chủ trang trại bắn và đầu độc các đàn chó đồng cỏ.
Các nhà khoa học đã thu thập số chồn sương chân đen còn lại cho một chương trình nhân giống nuôi nhốt với hàng nghìn con chồn tại hàng chục địa điểm ở miền tây Hoa Kỳ, Canada và Mexico kể từ những năm 1990. Nhưng chúng bị thiếu đa dạng di truyền. Tất cả chồn được giữ lại đều là hậu duệ của chỉ 7 con có quan hệ họ hàng gần - sự giống nhau về mặt di truyền khiến chúng dễ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột và các bệnh như dịch hạch cộng sinh.
Khi Willa qua đời, mô của nó được gửi đến một “vườn thú đông lạnh” do San Diego Zoo Global điều hành, nơi duy trì các tế bào từ hơn 1.100 loài và phân loài trên toàn thế giới. Và các nhà khoa học có thể sửa đổi những gen đó để giúp động vật nhân bản tồn tại khỏe mạnh.
Elizabeth Ann và các bản sao của Willa trong tương lai sẽ tạo thành một dòng chồn chân đen mới và sẽ ở lại Fort Collins để nghiên cứu thêm. Gober cho biết hiện tại không có kế hoạch thả chúng vào tự nhiên.
Theo Khoahoacphattrien