Liều thứ ba an toàn và hiệu quả đến đâu?
Ngày đăng: 19/08/2021 09:28
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 19/08/2021 09:28
Các nhà sản xuất vaccine đưa ra các dữ liệu mới cho thấy tiêm bổ sung đợt ba không có gì đáng ngại và có hiệu quả. Các nhà quản lý cũng như Ủy ban thường trực tiêm chủng quốc gia Đức (Stiko) cho đến nay cảm thấy vấn đề này chưa thuyết phục. Vậy hiện tại khoa học nói gì về mũi tiêm thứ ba.
Nhà phát triển vaccine của hãng Biontech muốn triển khai mũi tiêm bổ sung: “Chúng tôi cho rằng lúc này là thời điểm tốt nhất bồi thêm mũi tiêm thứ ba chống lại chủng virus hiện nay qua đó quản lý được tình hình“, giám đốc hãng Ugur Sahin nói. Hiệu quả bảo vệ chống lại các triệu chứng của Covid 19 giảm 6% sau hai tháng một, hãng đã đo lường trong một nghiên cứu vào cuối tháng bảy. Chậm nhất là một năm rưỡi sau liều thứ hai, khả năng miễn dịch do vaccine gây ra giảm một nửa. Ngoài ra, với biến thể delta, mầm bệnh hiện đang hoành hành thì tiêm chủng chỉ có thể bảo vệ một số người ở mức độ hạn chế. Vì vậy, tại sao phải đợi một thời gian dài trong khi nhiều người có thể bị bệnh nặng và phải chăm sóc đặc biệt?
Cho đến nay, Bộ Y tế Đức chỉ khuyên tiêm bổ sung lần ba cho những người có hệ miễn dịch đặc biệt yếu và người cao tuổi. Ngay cả các chuyên gia của Stiko cũng tỏ ra e dè bởi họ muốn có thêm dữ liệu khoa học để nghiên cứu trước khi ra quyết định có cần tiêm bổ sung rộng rãi lần thứ ba hay không. Tại Israel, nơi biến thể Delta đang lây lan mạnh, người ta đã quyết định tiêm bổ sung lần ba cho tất cả những người trên 60 tuổi.
“Xét về khía cạnh miễn dịch học – thì không có lý do gì để lo ngại lần tiêm thứ ba sẽ nguy hiểm với khoảng cách thời gian là nhiều tháng trời sau đợt tiêm thú nhất và thứ hai.“, theo bà Christine Falk, chủ tịch Hội Miễn dịch Đức. Cho đến nay, các tác động phụ cấp tính ở người già thường yếu hơn so với giới trẻ trong khi đó, lần tiêm thứ ba, chủ yếu nhằm vào nhóm người trên 60, ví dụ như ở Israel.
Hiện cũng chưa có chứng minh qua tiêm bổ sung đợt ba người tiêm sẽ được bảo vệ tốt hơn nữa. Để làm một cuộc điều tra về vấn đề này vừa tốn tiền bạc, vừa tốn thời gian.
Tiêm bổ sung bổ ích cho người ghép tạng
Cuối tháng sáu, tạp chí New England Journal of Medicine đưa tin việc tiêm bổ sung lần thứ ba hữu ích đối với những người ghép tạng vì số lượng kháng thể qua đó được tạo ra khá đầy đủ. Điều này thể hiện rõ ở những người hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Doanh nghiệp Pfizer, nhà đồng sản xuất vaccine với Biontech hồi đầu tháng 7 đã đo thử lượng kháng thể ở những người khỏe mạnh tiêm lần thứ ba sau lần thứ hai nửa năm thì thấy tăng từ 5 đến mười lần. Tuy nhiên những nghiên cứu này cho đến nay chưa được kiểm chứng độc lập đầy đủ. Do đó, các kết quả này cần xem xét thận trọng. Vả lại các đối tác như Biontech và Pfizer đều có tư lợi lớn trong vấn đề này bởi nếu thực sự cần tiêm lần thứ ba thì các nhà sản xuất vaccine sẽ kiếm thêm được tiền tỷ. Đối với Đức, tiêm bổ sung chỉ có ý nghĩa với những người “phản hồi thấp”, tức những người phản ứng yếu kém khi tiêm chủng do di truyền hoặc do đang dùng một số loại thuốc cũng như do yếu tố tuổi tác.
Tại Hoa Kỳ, hiện các nhà nghiên cứu độc lập Biontech cũng chưa được phép tiêm bổ sung. Tình hình ở Đức cũng tương tự do đó Biontech đã chính thức có đơn xin được tiêm bổ sung lần ba.
Tóm lại có cần tiêm mũi thứ ba hay không? Ý kiến của nhiều chuyên gia là không nhất thiết hàng năm phải tiêm bổ sung lần ba một khi con virus này tồn tại lâu dài như dự đoán. Một số chuyên gia thậm chí còn cho rằng chỉ độ mươi năm mới cần tiêm nhắc lại để làm mới bộ nhớ miễn dịch.
Theo Tiasang