Làm chủ công nghệ trong công tác đóng tàu quân sự 12418
Ngày đăng: 27/12/2014 13:52
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 27/12/2014 13:52
Tàu tên lửa tấn công nhanh HQ-377 và HQ-378 |
Lần đầu tiên trong lịch sử lĩnh vực đóng tàu quân sự Việt Nam đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng: đóng mới thành công hai tàu tên lửa tấn công nhanh HQ-377 và HQ-378 (lớp 12418 - Molniya) được trang bị hiện đại, đầy đủ vũ kí trang thiết bị tấn công và phòng thủ.
Sản phẩm được Bộ tư lệnh Hải quân giao cho vùng 2 Hải quân quản lý, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng biển, vùng trời của tổ quốc. Đây là kết quả việc thực hiện thắng lợi chủ trương đúng đăn”Hiện đại hoá trang thiệt bị cho Lực lương Hải Quân” của Đảng, chính phủ, việc chỉ đạo sát sao của quân uỷ trung ương và Bộ quôc phòng sự cố găng và quyết tâm trong khâu tỗ chức thực hiện trong đó có kết quả của việc làm chủ công nghệ và sáng tạo trong công tác đóng tàu quân sự 12418 của các cán bộ, kỹ sư, công nhân Nhà máy Ba Son – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng).
Nỗ lực, sáng tạo trong công tác đóng tầu
Đây là thành quả của 10 năm chuẩn bị và là nỗ lực của hàng nghìn con người trong hơn 1.600 ngày đêm làm việc trong đó có cán bộ công nhân viên Tổng công ty Ba Son. Ngày 17-7-2014, trong lễ thượng cờ tại Vùng 2 hải quân, quốc kỳ và hải kỳ đã tung bay trên nóc cabin thượng tầng của hai tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya HQ 377 và HQ 378. Đây là cặp tàu tên lửa đầu tiên do Việt Nam tự đóng mới. Trước đó, cặp tàu tên lửa HQ 377 và HQ 378 đã được đưa đi nghiệm thu kỹ thuật cấp Quân chủng hải quân. Đặc biệt, ngày 28-4-2014, Bộ Quốc phòng đã chủ trì cuộc nghiệm thu bắn tên lửa, hai tàu HQ 377 và HQ 378 đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ là bắn trúng trực tiếp mục tiêu bằng chế độ bắn cơ bản (Bán theo chế độ tự đông điều khiển bằng khí tài).
Hiện tại, các cán bộ, kỹ sư, công nhân Ba Son đang hoán thiện, thử, nghiệm thu, cặp tàu thứ 2 và dự kiến, bàn giao trong quý II/2015. Cặp tàu thứ 3 đã được triển khai, dự kiến bàn giao trong quý II/2016 vượt tiến độ từ 6 đến 8 tháng. Bên cạnh chương trình đóng tàu Molniya, Tổng công ty Ba Son cũng triển khai đóng các tàu tuần tra, tàu trinh sát, tàu tìm kiếm cứu nạn, tàu kéo cho Hải quân và cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu tên lửa lớp Molnya có lượng giãn nước hơn 500 tấn, dài khoảng 56 m, thủy thủ đoàn 42 người. Tàu trang bị pháo hạm AK-176, 16 tên lửa hành trình đối hạm Kh-35 Uran (tầm bắn 130 km), 2 tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh AK-630 và tên lửa đối không tầm thấp do Xí nghiệp Liên hợp Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009, trên cơ sở chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya có nhiệm vụ: tiêu diệt các đội (nhóm) tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ của ta; thực hiện nhiệm vụ trinh sát, nhận biết các tình huống trên không và trên biển...
Tàu có thiết kế phức tạp, được tích hợp nhiều giài pháp công nghệ cao và đòi hòi nhiều trang thiết bị đặc chủng trong gia công, lắp đặt, thử.., mật độ trang thiết bị dày đặc hơn hẳn các dạng tàu khác đã đóng tại Việt Nam, yêu cầu việc thi công đóng tàu phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các bước công nghệ. Công trình lần đầu thực hiện tại Việt nam nhưng trong Sản phẩm đã thể hiện nhiều tính mới, tính sáng tạo độc đáo, tính hiệu quả và khả năng áp dụng tốt. Việc này được thể hiện từ khâu tổ chức thực hiện gối đầu 6 tàu việc đảm bảo tài liệu, chuẩn bị nhân lực tham gia (trong đó có lực lượng chuyên gia) , chuẩn bị trang thiết bị công nghệ , tiếp nhận và cung ứng vật tư phù hợp theo tiến độ đóng tàu(việc chậm trong một khâu có thể làm rối toàn bộ chương trình).
Làm chủ hoàn toàn công nghệ.
Tính sáng tạo được thể hiện trong việc làm chủ công nghệ chuyển giao để có thể thực hiện sản phẩm theo điều kiện của Ba son( Đang chịu áp lục phải di dời để giao đất làm đường Metro và đảm bảo việc phát triển của thành phố HCM Trong tiến trình hiện đại hoá), tính sáng tạo thể hiện ở việc chế tạo thân vỏ tàu theo từng tổng đoạn (thân vỏ có kết cấu phức tạp) và các chi tiết khác như các chi tiết từ vật liệu bàng titan tại một nơi , vận chuyển đến nơi khác cách hơn 20km để lắp ráp hạ thuỷ .việc này đã được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc của Công Nghệ chuyển giao nhưng lại phù hợp với điều kiện hiện có của xí nghiệp ,vừa đảm bảo chất lượng tiến độ , thẩm mỹ và đạt hiệu quả cao ,an toàn tiết kiệm.Viêc áp dụng công nghệ thông tin trong phóng dạng hạ liệu cũng góp phần vào việc tiết kiệm thép tấm, nhôm tấm và các nguyên vật liệu khác dùng trong đóng tàu M;
Việc làm chủ công nghệ và sáng tạo còn thể hiện ờ công tác chuẩn bị các thiết bị đồ gá, thiết bị đo, kiểm trong quá trình đóng,thử nghiệm thu tàu, nổi bật là việc áp dụng công nghệ mới, thiết bị Easy laser vào việc xác định chuẩn, cân chỉnh, kiểm tra, lắp đặt các thiết bị vũ khí có yêu cầu độ chính xác cao trên tàu M việc này vừa đảm bảo độ chính xác cao, chất lượng sản phẩm tốt mà còn chủ động trong việc bảo kỹ thuật trong quá trình khai thác sử dụng và tiết kiệm ngoại tệ;
Việc sáng tạo trong việc chủ động nguồn cung ứng vật tư và tự gia công chế tạo cụ thể đã nghiên cứu sử dụng lưới làm bằng sợi Polypropylene có tại thị trường trong nước để chế tạo lưới lọc khí hệ thống máy chính có các chỉ tiêu chiến kỹ thuật(ngăn nước mặn, bụi, và các mảnh đạn bay vào động cơ turbin) tương đương như của nước ngoài. Phối hợp nghiên cứu tìm nguồn cung cấp trong nước các trang bị trinh sát, phát hiện tác nhân phóng xạ trang bị cho tàu M có tính năng tương đương, độ tin cậy cao, đã được nhiệt đới hóa và có giá thành thấp hơn đáng kể so với loại tương đương do nước ngoài cung ứng. Đồng thời nghiên cứu thay thế vật tư lắp đặt trên tàu M thay thế vật liệu panel 3 lớp nhập khẩu theo thiết kế: việc làm chủ công nghệ, chủ đông sáng tạo trong việc tìm nguồn cung cấp trong đóng mới tàu sẽ góp phàn chủ đông nguồn vật tư phụ tùng trong công tác đảm bảo kỹ thuật,sửa chữa trong quá trình khai thác sử dụng tàu sau này. góp phần tiết kiệm ngoại tệ để nhập ngoại.
Đặc biệt, việc hiểu rõ các yêu càu và nội dung của từng bài thử trong quá trình thử kiểm tra tính năng kỹ chiến thuật trước khi bàn giao tàu đã giúp nhà máy chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thử tàu theo từng cặp môt cách sáng tạo hợp lý và hiệu quả tiết kiệm nhân lực vật lực giảm chi phí, đặc biệt là quá trình kiểm tra thử nghiệm đã đánh giá được toàn bộ tính năng kỹ chiến thuật của tàu.
Công trình đã được vinh danh là sự kiện ấn tượng KH&CN năm 2014 |
Với loại tàu 6 tàu, công trình tiết kiệm được cho nhà nước trên 300 tỷ đồng, trong đó do đơn vị đã làm chủ được công nghệ đóng tàu nên đã giảm chi phí thuê chuyên gia là ~10 triệu USD. Việc làm chủ công nghệ đóng tàu góp phần Đảm bảo đúng tiến độ, cặp đóng tầu sau rút ngắn thời gian hơn cạp trước..giảm chi phí làm tăng doanh thu của công ty từ đó tạo việc làm và nâng cao mức thu nhập cho người lao động.
Việc làm chủ công nghệ , thi công thành công đóng tầu 12418 vượt tiến độ 6 tàu đã ký với quân chủng HQ là cơ sở cho việc đóng tiếp theo 04 tầu 12418 tiếp theo lisang và các loại tầu khác. Thành công này khẳng định sự đột phá về làm chủ công nghệ, làm chủ khoa học kỹ thuật tiến tiến, hiện đại trong lĩnh vực đóng tầu quân sự của Việt Nam. Đã nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ,chiến sĩ công nhân kỹ thuật, uy tín của Công ty nói riêng và của nền công nghiệp quốc phòng nói chung; nâng cao năng lực quản lý sản xuất hiện đại.
Công trình đã tạo điều kiện đảm bảo duy trì năng lực sản xuất quốc phòng của Công ty và đã đào tạo được một lớp cán bộ có năng lực để có thể chủ trì các công trình KH&CN. Đã làm chủ được nhiều ngành chuyên ngành khác nhau. Thành công đó cũng khẳng định năng lực KH&CN trong lĩnh vực quốc phòng, đồng thời là động lực để các nhà khoa học trong quân đội tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho ngành KH&CN quân sự, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Truyenthongkhoahoc