KH&CN với sự phát triển ngành dược
Ngày đăng: 09/12/2014 08:39
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 09/12/2014 08:39
Toàn cảnh hội thảo. |
Việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của ngành dược thông qua Chương trình KC.10/11-15 đã mang lại kết quả lớn về phát triển KH&CN trong lĩnh vực dược, đưa kỹ thuật và công nghệ dược trong nước tiếp cận với trình độ các nước trên thế giới. Đây là ý kiến của nhiều nhà khoa học, doanh nghiệp tham dự hội thảo “Khoa học công nghệ đồng hành với sự phát triển của ngành dược” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 05/12, tại Hà Nội.
Hội thảo được tổ chức nhằm giới thiệu các kết quả của các đề tài dự án của Chương trình KC.10/11-15, cũng là dịp các nhà khoa học, doanh nghiệp gặp nhau trao đổi để triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm nhằm tạo ra nhiều loại thuốc có chất lượng.
Tại Hội thảo, GS.TS. Phạm Gia Khánh - Chủ nhiệm Chương trình KC.10/11-15 đã báo cáo kết quả đầu tư KH&CN trong quá trình phát triển của ngành dược Việt Nam. Báo cáo đã nhấn mạnh tác động về mặt kinh tế, xã hội của việc đầu tư KH&CN cho ngành dược. Trong đó, việc đầu tư KH&CN cho ngành dược đã giúp Việt Nam chủ động sản xuất thuốc, giảm giá thành thuốc so với nhập ngoại. Qua đó, ngành y, người bệnh có cơ hội tiếp cận các thuốc mới với giá thành hợp lý.
Cụ thể, một số sản phẩm Chương trình đã tạo ra như vắc-xin Rota sống có giá thành bằng 1/3 giá nhập ngoại (250.000đ/750.000đ). Hay sản phẩm thuốc tiêm đông khô CarbopLatin quy mô công nghiệp có giá cạnh tranh với thuốc nhập ngoại, giá 1 lọ thuốc rẻ hơn nhập ngoại 100.000đ. Với 84.000 lọ/năm, sẽ tiết kiệm được 8,4 tỷ đồng/năm.
Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, các nhà khoa học đã làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến trong các lĩnh vực ghép đa tạng, công nghệ sinh học, sản xuất vắc-xin và nghiên cứu sản xuất thành công nhiều dạng thuốc mới có chất lượng trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Qua đó, ngành dược đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học trẻ làm tiền đề cho việc phát triển khoa học trong tương lai.
Các tham luận tại hội thảo đã tập trung nhấn mạnh vào những thành công trong việc sản xuất một số thuốc điều trị bệnh như: Bào chế felodipin và glipizid tác dụng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu hỗ trợ điều trị bệnh Tăng huyết áp; hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc tiếp đông khô Carboplatin để điều trị ung thư; ứng dụng KH&CN trong quản lý chất lượng toàn diện, nâng cao chất lượng thuốc; bào chế thuốc tiêm liposome doxorubicin điều trị ung thư và liposome amphotericin B điều trị nấm; nghiên cứu bào chế thuốc tiêm Palitaxel hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, nâng cao sức đề kháng; sản xuất Sâm Ngọc Linh sinh khối và bào chế nước tăng lực từ Sâm Ngọc Linh sinh khối; một số báo cáo về báo chế thuốc điều trị bệnh từ dược liệu (cây Nhó Đông), bài thuốc cổ truyền;…
Việc đầu tư cho phát triển KH&CN của ngành dược trong chương trình KC10 đã mang lại những kết quả lớn về phát triển KH&CN trong lĩnh vực dược, đưa kỹ thuật và công nghệ dược trong nước tiếp cận với trình độ các nước trên thế giới. Chương trình đã thực hiện tốt định hướng ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc từ dược liệu đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh, Tỏi đen, Thông đỏ… đã được thị trường chấp nhận và đạt hiệu quả cao về điều trị và kinh tế.
Tuy vậy, theo GS.TS. Phạm Gia Khánh, thời gian tới Chương trình cần tập trung đẩy mạnh việc nghiên cứu về ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thế giới vào việc bảo tồn, phát triển nguồn gen và áp dụng vào thực tế nuôi trồng cây, con dược liệu tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp dược. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, đánh giá, tham khảo để đặt việc phát triển dược liệu của Việt Nam vào quá trình toàn cầu hóa của thế giới mới. Xác định được vai trò, vị trí của sản phẩm dược liệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Truyenthongkhoahoc