KH-CN giúp kinh tế vùng phát triển nhanh chóng
Ngày đăng: 03/05/2019 10:14
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/05/2019 10:14
Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc nhấn mạnh rằng, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của Vùng đã có sự phát triển nhanh chóng, trong đó có sự đóng góp của KH-CN.
|
Tại Hội nghị giao ban KH-CN các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH lần thứ XII năm 2019 được Bộ KH-CN tổ chức tại Hải Dương (ngày 26.4), theo ông Nguyễn Văn Liễu - Vụ trưởng Vụ Phát triển KH-CN địa phương, sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSH thời gian qua đã thể hiện rõ vai trò đồng hành của KH-CN với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Các địa phương đều đã xác định được danh mục sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, đặc thù để đề ra chương trình phát triển; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nhiều dự án, đề án KH-CN liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức khoa học trong và ngoài địa bàn đã được tổ chức triển khai.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, Vùng ĐBSH cũng được biết đến với các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao (CNC) như mô hình trồng các giống dưa thơm Kim hoàng hậu, Kim Cô Nương, Kim Vương nhập khẩu được sản xuất trong nhà lưới, nhà màn quy mô nông hộ, trồng trên giá thể; sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và bón phân tự động của Israel...
Theo thông tin từ Bộ KH-CN, những mô hình này cho năng suất đạt 45 - 50 tấn/ha, giá bán 18.000 - 20.000 đồng/kg, cho doanh thu từ 810 triệu đồng đến 1 tỉ đồng/ha. Những mô hình này đang được mở rộng và phát triển tốt tại Hải Dương, Hải Phòng... bởi quy mô nông hộ, dễ áp dụng, khả năng thành công và hiệu quả kinh tế cao.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, CNC được các địa phương và doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi. CNC được ứng dụng rất đa dạng trong việc chọn tạo giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vaccine thú y phòng chống dịch bệnh, tự động hóa dây chuyền sản xuất và chăm sóc đàn vật nuôi, xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi cung ứng thị trường…
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, để đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nghiệp vùng ĐBSH cần tăng cường đầu tư nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực KH-CN, chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ tiếp thu và ứng dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp cho người dân, nhất là kiến thức về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.
Ngoài ra, về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tính đến tháng 4.2019, toàn vùng có 6/11 tỉnh đã ban hành Kế hoạch về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam), 5 tỉnh còn lại đã và đang xây dựng trình lãnh đạo tỉnh phê duyệt. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các địa phương đã bước đầu phát triển. Đi đầu trong hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo là thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh.
Theo Motthegioi