Hợp chất từ bọt biển giúp tiêu diệt virus kháng kháng sinh
Ngày đăng: 04/07/2016 10:31
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 04/07/2016 10:31
Dẹp bớt nỗi lo về vi khuẩn đa kháng thuốc, các nhà khoa học vừa phát hiện ra một hợp chất có trong bọt biển ở Nam Cực có khả năng tiêu diệt tới hơn 98% một loại vi khuẩn kháng kháng sinh. Phát hiện mới này hy vọng sẽ giữ được mạng sống của hàng nghìn người khi bị nhiễm trùng.
Bọt biển Nam Cực |
“Hợp chất khó chịu”
Staphylococcus Aureus - hay tụ cầu - là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, đặc biệt trong môi trường bệnh viện, còn ở điều kiện thông thường chúng không quá khó để các bác sỹ điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp tụ cầu kháng methicilin, hay còn gọi là MRSA (Methicilin resistant Staphylococcus Aureus), chủng đã phát triển biến thể có khả năng kháng lại gần như toàn bộ các loại thuốc kháng sinh mà nhân loại hiện đang có thì từ một bệnh nhiễm trùng đơn giản có thể biến thành một bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Khi tiến hành nghiên cứu về loài bọt biển ở Nam Cực, các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên bởi môi trường sống quá khắc nghiệt khiến sự sống nơi đây phải biến thể độc đáo để tồn tại, trong đó có cơ chế phòng ngừa từ những tác động mạnh như các chất độc hại. Nhóm nghiên cứu vui mừng khi phát hiện “bọt biển không được bảo vệ bởi các lớp vỏ và chúng không tự di chuyển”. Chính điều này đã giúp bọt biển ở Nam Cực không cần bất cứ lớp phòng thủ vật lý nào để chống lại các loại vi khuẩn hiện diện vô số trong môi trường nước.
Sau khi khám phá ra hợp chất mới trên, các nhà khoa học đã đặt tên cho nó là “Darwinolide”. Theo các nhà nghiên cứu, bọt biển đã sản sinh ra “Darwinolide” - hợp chất khó chịu - để tiêu diệt tới 98,4% vi khuẩn ngay khi có sự tiếp xúc nhằm bảo vệ bản thân nó trước nguy cơ nhiễm trùng. Ông Jame McClintock - Đại học Alabama ở Birmingham (Mỹ) cho biết thêm, sau khi cô lập “Darwinolide” thì tiềm năng của nó là rất lớn đối với nạn vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Các xét nghiệm cho thấy, hợp chất “Darwinolide” có một cấu trúc đặc biệt cho phép nó thâm nhập qua “lớp màng sinh học” mà MRSA vẫn dùng để bảo vệ mình trước các phương pháp điều trị của các bác sỹ. “Darwinolide” rất khác biệt so với các hợp chất được phát hiện trước đây, nhưng lại có một số thành phần tương tự như các loại thuốc trước đây được sản xuất có thành phần từ bọt biển.
“Tuy nhiên, cấu trúc vòng bên trong của nó lại được sắp xếp theo cách bất thường”, Charles Amsler - thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, “Nếu việc sắp xếp lại của chất hóa học quan trọng là phần nguyên nhân cho khả năng chống lại hiệu quả màng sinh học của vi khuẩn, nó có thể tạo ra một chất hóa học khung để phát triển các loại thuốc nhằm vào các mầm bệnh bên trong lớp màng sinh học”.
Mở đường cuộc cách mạng dược phẩm
TS McClintock chia sẻ, “khi chúng ta dùng thuốc kháng sinh, chúng như đang đuổi theo loại vi khuẩn này trong nước. Nó là một chất bảo vệ hiệu quả chống lại các loại vi khuẩn với những đặc tính rất thú vị”.
Ngoài ra, Clintock cùng các cộng sự của ông còn phát hiện ra một hợp chất khác có trong tảo có khả năng giúp chống lại chủng virus cúm H1N1 và có tác dụng khác chống lại tế bào bệnh ung thư da. Tiếp theo, các nhà khoa học sẽ tiến hành tổng hợp “Darwinolide” trong phòng thí nghiệm để họ không phải phụ thuộc chính vào việc chiết xuất hợp chất này từ bọt biển Nam Cực.
Qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ dễ dàng nhận biết được cấu trúc của “Darwinolide” để đưa ra những phương pháp nhằm chống lại cơ chế biến thể của chủng MRSA. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm có khoảng 80.000 căn bệnh nhiễm trùng MRSA được chẩn đoán và ghi nhận, trong đó có khoảng 11.000 người chết vì biến chứng. Thậm chí, hiện nay chúng ta vẫn chưa có phác đồ điều trị nào hiệu quả để chống lại sự biến chứng này. Hy vọng trong thời gian thử nghiệm lâm sàng sắp tới, hợp chất “Darwinolide” sẽ chống lại được chủng MRSA, mang lại sự sống cho hàng nghìn người.
Theo Khampha.vn