Hội thảo tham vấn trực tuyến “Phục hồi rừng và nông lâm kết hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng lưu vực sông SêrêPốk ở tỉnh Đắk Lắk”
Ngày đăng: 10/11/2021 08:26
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 10/11/2021 08:26
Ngày 9/11, Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam) tổ chức Hội thảo tham vấn trực tuyến “Phục hồi rừng và nông lâm kết hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở vùng lưu vực sông SêrêPốk ở tỉnh Đắk Lắk”. Tham dự Hội thảo có chuyên gia, Sở, ngành và địa phương trong tỉnh.
Ông Trần Hữu Nghị- Giám đốc Tropenbos Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo |
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe tham luận gồm: Biến đổi khí hậu Việt Nam và Tây Nguyên, nguyên nhân và những tác động của biến đổi khí hậu đến sinh hoạt, sản xuất của người dân địa phương; Phục hồi rừng bằng giải pháp nông lâm kết hợp thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay ở Đắk Lắk; Sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, thực trạng và khuyến nghị;
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực cả ở cấp quốc gia, cấp vùng và cấp hộ gia đình.
Tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk, năm 2020 xảy ra 23 đợt thiên tai, trong đó: 01 đợt hạn hán, 06 đợt mưa lũ, ngập lụt và 16 trận lốc tố, dông sét. Do đó, các vấn đề của BĐKH chỉ có thể được giải quyết ằng sự nỗ lực chung sức của cả cộng đồng hành động tập thể; Chính quyền các cấp; Phát triển liên kết.
Hiện nay Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất trong 4 tỉnh lưu vực sông Sêrêpốk ở Tây Nguyên. So 10 năm trước, diện tích cà phê năm 2020 đã tăng 19.190 ha (10,06%) và sản lượng tăng 158.561 tấn (39,73%).
Xu hướng hiện nay người nông dân dịch chuyển sang mô hình “Sản xuất cà phê thông minh”. Đó là sự vận dụng khéo léo và phù hợp nhất các biện pháp kỹ thuật canh tác của nông dân trên vườn cà phê, với các mục tiêu là: giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, làm tăng năng lực thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu.
Kết quả nghiên cứu trong vòng 5 năm từ 2015-2020, cà phê Đắk Lắk hàng năm tăng 0,64% về diện tích, 3,9% về năng suất, và 4,16% về sản lượng. Năng suất cà phê toàn tỉnh tăng dần, thể hiện năng lực sản xuất của người sản xuất cà phê đang được cải thiện. Tuy vậy, năng suất cà phê ở từng huyện diễn biến tăng giảm thất thường qua các năm, và một trong những nguyên nhân là do ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, BĐKH tác động đến nhiều mặt trong sản xuất cà phê; và sản xuất cà phê rất dễ bị tổn thương, tiềm ẩn các nguy cơ – rủi ro giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm, gây nên sự xáo trộn ở các khâu trong quản lý sản xuất, canh tác và làm chi phí sản xuất cà phê tăng lên.
Đánh giá khả năng tổn thương đối với sản xuất cà phê ở Đắk Lắk |
Các hiểm họa khí hậu chính có thể gây tổn thương cho sản xuất cà phê tại Đắk Lắk gồm: mưa lớn, nhiệt độ tăng cao (số ngày nắng nóng nhiều hơn), khô hạn kéo dài, mưa trái mùa, mưa dầm, và gió mạnh. Các hiểm họa có thể gây ra mức độ tổn thương và rủi ro khác nhau tùy theo khu vực, địa bàn sản xuất cà phê trong tỉnh.
Các địa phương có khả năng tổn thương cao nhất do hiểm họa khí hậu tại Đắk Lắk gồm 2 huyện phía Đông (M’Đrắk và Ea Kar) và 2 huyện phía Nam (Lăk và Krông Bông). Đây là 4 huyện cần ưu tiên áp dụng các giải pháp canh tác cà phê thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để sản xuất cà phê bền vững, các địa phương cần áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp: Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp; Bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi; Quản lý dinh dưỡng tổng hợp; Quản lý nước tưới tổng hợp; Quản lý cây thân gỗ (cây che bóng, cây chắn gió và cây trồng xen lâu năm).
Hội thảo nhằm chia sẻ các kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu (BĐKH), phục hồi rừng (PHR), nông lâm kết hợp (NLKH) (từ các nghiên cứu của Tropenbos Việt Nam và các chuyên gia đến các tổ chức quần chúng (nông dân, phụ nữ, thanh niên ở tỉnh, tham vấn đại biểu về các giải pháp phục hồi rừng, cải thiện sinh kế người trồng cà phê bằng các giải pháp NLKH thích ứng với BĐKH; đề xuất kế hoạch xây dựng mô hình PHR, NLKH thích ứng với BĐKH ở cấp cộng đồng lưu vực sông Sêrêpốk, tỉnh Đắk Lắk.
Theo Daklak.gov.vn