Hội thảo Chuyên đề về sản xuất chế tạo MEMS và IOT
Ngày đăng: 23/07/2015 08:59
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 23/07/2015 08:59
Ngày 20/7/2015, tại Khu Công nghệ Cao TP. Hồ Chí Minh (SHTP - HCM), đã diễn ra Hội thảo quốc tế về Lĩnh vực vi cơ điện tử và công nghệ “Internet of thing” (MEMS and IoT manufacturing).
Hội thảo do Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội kỹ thuật chính xác Nhật Bản (The Japan Society For Precision Engineering) và Trung tâm Nghiên cứu kỹ thuật vi cơ điện tử và vi kỹ thuật thuộc Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (Research Centre of Ubiquitous MEMS anh Micro Engineering - ASIT) tổ chức.
Hai đơn vị, Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Khu Công nghệ cao (R&D - SHTP) và Trung Tâm nghiên cứu và đào tạo Thiết kế vi mạch - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh ( ICDREC - ĐH QG TP. HCM) thực hiện hội thảo này.
Hội thảo đã tập trung vào một trong những hướng quan trọng, trong ngành vi mạch là các nghiên cứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng các cảm biến (sensor) và IoT ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hội thảo đã có sự tham gia của các nhà khoa học quốc tế đầu ngành trong lĩnh vực cảm biến và IoT, như: TS. Ryutaro Maeda, TS. Hiroshi Hiroshima của Viện tiên tiến Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, GS. TS. Ioh Đại học Tokyo Nhật Bản; các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực vi mạch bán dẫn đến từ các đơn vị thành viên của Khu Công nghệ cao Thành phố, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, cũng như các trường đại học, viện nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh.
Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành của Nhật Bản và Việt Nam đã có những tham luận về các báo cáo khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực cảm biến không dây (wireless sensor network), trong nghiên cứu ứng dụng kiểm soát chăn nuôi, nuôi trồng, kiểm soát các điều kiện cho sự phát triển cây trồng trong nông nghiệp.
Theo phần trình bày của Viện Quốc gia về Khoa học và Công nghệ Công nghiệp tiên tiến Nhật Bản về các tính năng ưu việt của việc ứng dụng các bộ cảm biến không dây vào theo dõi sức khỏe vật nuôi, có thể theo dõi kiểm soát cúm gia cầm, các nguyên nhân gây chết ở bò, các bệnh về lở mồm long móng và được kiểm soát 24/24h, để phát hiện và ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra.
Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày những kết quả mới nhất trong nghiên cứu về cảm biến (sensor), Internet of thing, để phục vụ cho nông nghiệp, đồng thời đề xuất những đề tài, dự án kêu gọi sự hợp tác giữa các nhà khoa học của hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
Điểm nhấn tại hội thảo, các nhà khoa học không chỉ trao đổi các kiến thức về học thuật, mà còn bàn bạc và thống nhất về tầm nhìn, định hướng và phương thức hợp tác giữa các nhà khoa học Nhật Bản - Việt Nam nhằm phát triển chương trình hợp tác trong nghiên cứu về cảm biến (sensor) có hiệu quả hơn trong thời gian tới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo một chuyên gia, MEMS (MicroElectromechanical systems) được biết là các linh kiện rất nhỏ hoặc các nhóm thiết bị rất nhỏ có thể được tích hợp cả hai thành phần cơ khí và điện tử. Công nghệ MEMS đã được gây dựng và phát triển tốt. Các linh kiện MEMS thâm nhập ngày càng nhiều vào các thiết bị phục vụ cuộc sống hàng ngày trong tất cả các lĩnh vực. Thị trường MEMS ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp điện thoại di động, ô tô, hàng không vũ trụ, và gần đây là lĩnh vực sinh học, y tế và nông, lâm, ngư nghiệp.
Theo Tạp chí Công thương