Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất cát biển
Ngày đăng: 15/07/2020 09:16
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 15/07/2020 09:16
Việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng, giúp cải tạo đất, tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật hoá học, bảo vệ môi trường, tămg lợi nhuận cho người dân và góp phần tích cực cho việc xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Vì thế, ThS. Nguyễn Thu Hà cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất cát biển” trong thời gian từ năm 2014 đến 2015.
Đề tài đã thu được các kết quả sau:
- Đã hoàn thiện qui trình công nghệ, thiết bị sản xuất chế phẩm VSV sử dụng trong cải tạo đất cát biển, qui mô 500 kg/mẻ sản xuất. Mật độ tế bào vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt >108 CFU/g, thời gian bảo quản chế phẩm 6 tháng. Qui trình đã được công nhận cấp cơ sở và được triển khai tại 1 cơ sở sản xuất có hiệu quả.
- Đã hoàn thiện qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất cát biển. Qui trình đã được công nhận cấp cơ sở.
- Đã xây dựng 1 mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất cát biển, qui mô 500 kg/mẻ sản xuất, tại công ty BIFFA, Bình Định. Khả năng tiếp nhận công nghệ và tổ chức sản xuất tại Công ty BIFFA đáp ứng được yêu cầu của Dự án.
- Đã sản xuất 50,03 tấn chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất cát biển.
- Đã xây dựng 3 mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trên đất cát biển tại xã Cát Trinh, Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định và xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, qui mô 5 ha/mô hình.
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất đã được cấp bằng “Độc quyền giải pháp hữu ích” số 1198, Quyết định số 45870/QĐ-SHTT, ngày 05/8/2014 và cấp chứng nhận “Sản phẩm tin cậy” do người tiêu dùng bình chọn cho chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất, Quyết định số 68 - 2015/QĐ-GT, ngày 20/4/2015.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 15405) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Theo Vista.gov.vn