Hỗ trợ khả năng hiểu giọng nói ở những bệnh nhân khiếm thính di truyền hiếm gặp
Ngày đăng: 02/06/2021 09:03
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 02/06/2021 09:03
Khiếm thính là một khuyết tật, ảnh hưởng đến khoảng 5% dân số thế giới. Việc xác định chính xác vị trí tổn thương trên lâm sàng là rất quan trọng để có thể lựa chọn một phương pháp điều trị khiếm thính thích hợp nào đó cho bệnh nhân. Ví dụ, những người bị tổn thương trong dẫn truyền âm thanh hoặc tổn thương nhẹ tế bào lông bên ngoài sẽ dùng máy trợ thính, trong khi những ngườ bị tổn thương nặng tế bào lông tai bên ngoài hoặc bên trong sẽ thực hiện cấy ghép ốc tai. Mặt khác, những người bị suy giảm các cấu trúc khu vực trung tâm hơn như dây thần kinh ốc tai, thân não hoặc não sẽ không thể dùng máy trợ thính hoặc cấy ghép điện cực ốc tai.
Bản ghi điện từ tế bào hỗ trợ giống tế bào đệm (GLS) của ốc tai. Chuột Knock-in (KI) với biến thể TMEM43-p. (Arg372Ter) có biểu hiện gián đoạn độ dẫn truyền GLS K +. Màu xám; Chuột đối chứng, lục lam; Chuột KI dị hợp tử, màu tím; Chuột KI đồng hợp tử. Nguồn: Viện Khoa học Cơ bản |
Hiện tại vai trò của sự suy giảm tế bào thần kinh đệm ốc tai trong việc mất thính giác vẫn chưa được biết đến nhiều. Mặc dù người ta biết rằng các kênh liên kết trong tế bào thần kinh đệm ốc tai đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa dòng điện kali trong ốc tai nhưng cơ chế phân tử và tế bào của kênh liên kết và vai trò của chúng trong việc mất thính lực tiến triển vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi.
Rối loạn phổ bệnh lý thần kinh thính giác, hay còn gọi là bệnh lý ANSD, là một bệnh rối loạn thính giác trong đó bệnh nhân có thể phản ứng với âm thanh bình thường nhưng lại gặp khó khăn trong việc phân biệt giọng nói. Gần đây, sự hợp tác của các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nhận thức & Xã hội (IBS), Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Quốc gia Mokpo, Đại học Central South và Đại học Miami, đã xác định được một gen gây điếc chưa từng biết trước đây gây ra bệnh này.
Gen mới TMEM43 này nằm ở nhiễm sắc thể số 3 và chủ yếu được biểu hiện trong các tế bào hỗ trợ giống như glia (GLS) của ốc tai. Họ xác định rằng biến thể p. (Arg372Ter) của TMEM43 được di truyền trong hai gia đình châu Á nổi tiếng ở Hàn Quốc và Trung Quốc, những người này được biết là bị mắc hội chứng ANSD.
Để nghiên cứu căn bệnh này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình chuột chuyển gen với gen TMEM43-p. (Arg372Ter) bị lỗi. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mô hình chuột này có biểu hiện mất thính giác tiến triển giống như các bệnh nhân ANSD. Kiểm tra thêm về những con chuột này, nhóm nghiên cứu nhận thấy kích thước tế bào GLS ở chuột già nhỏ hơn so với kích thước của chuột đối chứng. Ngoài ra, protein TMEM43 đã được chứng minh là tương tác với các kênh liên kết (Cx26 và Cx30), đảm nhiệm chức năng điều chỉnh độ dẫn truyền K + trong ốc tai. Độ dẫn truyền K + bị suy giảm đáng kể ở chuột đột biến.
Sơ đồ minh họa vai trò của TMEM43 trong GLS ốc tai. Ốc tai điện tử GLS với màn hình hiện thị TMEM43-p. (Arg372Ter) (phải) giảm đáng kể độ dẫn dòng thụ động qua trung gian K+ so với bản đối chiếu WT của nó (trái) và khả năng duy trì khối lượng tế bào bị xáo trộn. Nguồn: Viện Khoa học Cơ bản |
Dựa trên những hiểu biết về cơ học từ mô hình chuột, các nhà nghiên cứu đã thực hiện cấy ghép ốc tai điện tử trên 3 bệnh nhân ANSD ở người, kết quả là họ đã khôi phục thành công khả năng phân biệt giọng nói cho bệnh nhân.
Nghiên cứu này cung cấp một nền tảng mô hình trong đó có thể xác định mô hình cá nhân hóa của việc phục hồi thính giác, làm nổi bật tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận dựa trên y học chính xác.
“Chúng tôi rất vui mừng khi bổ sung thêm được TMEM43 vào danh sách các gen gây điếc. Nó sẽ góp phần rất lớn vào việc chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị tùy chỉnh bệnh điếc bằng một xét nghiệm di truyền đơn giản”. Tiến sĩ Choi Byung Yoon nói.
Giám đốc C. Justin Lee cũng đề cập rằng: “Nghiên cứu này nhấn mạnh vai trò quan trọng của tế bào thần kinh đệm trong ốc tai. Chúng tôi sẽ tích cực thực hiện nghiên cứu sâu hơn để có thể mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân mắc phải dạng điếc hiếm này”.
Đối với nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, các nhà nghiên cứu mong muốn sẽ tuyển được thêm các bệnh nhân có các biến thể gen ANSD khác để cung cấp thêm hiểu biết lâm sàng về căn bệnh điếc hiếm gặp này. Dựa trên thực tế là protein TMEM43 góp phần vào độ dẫn truyền K+ trên tế bào thần kinh đệm ốc tai, các nhà nghiên cứu cũng có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu về vai trò của protein TMEM43 và các kênh ion trong não.
Theo Vista.gov.vn