Dùng gel từ tảo nâu và polime hòa tan để bảo vệ mô hiến tặng
Ngày đăng: 01/07/2019 10:20
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 01/07/2019 10:20
Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã giải quyết thành công tình trạng các mô cấy ghép bị hệ miễn dịch tấn công và đào thải bằng cách sử dụng một loại hydrogel bảo vệ, được bào chế trên cơ sở natri alginate từ tảo nâu và các polymer hòa tan trong nước để bọc mô hiến tặng. Thành tựu này giúp giải quyết luôn tình trạng thiếu mô hiến tặng trong cấy ghép nội tạng và loại trừ việc phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau cấy ghép.
Theo Mirage News, từ lâu y học vẫn phải giải quyết tình trạng các mô cấy ghép bị hệ miễn dịch tấn công và bị đào thải.Vì vậy, mô cấy ghép phải đấu tranh để sinh tồn trong môi trường ký chủ. Điều này đã dẫn đến sự thiếu hụt mô cấy ghép phù hợp cho bệnh nhân có các tế bào và các cơ quan rối loạn chức năng, khiến các nhà nghiên cứu đưa ra các chiến lược thay thế. Một ý tưởng mà một số đội nghiên cứu đã làm việc trong những năm gần đây là bọc tế bào hiến tặng, và thậm chí cả tế bào động vật, bằng một loại gel bán thấm để bảo vệ khỏi bị tấn công, và có nghĩa là bệnh nhân có thể nhận được mô hiến mà không cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Mới đây, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tìm ra cách khắc phục tình trạng đào thải mô cấy ghép qua thử nghiệm với các tế bào tuyến tụy (pancreatic islet cell). Họ đề xuất sử dụng một loại hydrogel bảo vệ, được bào chế trên cơ sở natri alginate từ tảo nâu và các polymer hòa tan trong nước.
Gel hoạt động như một bộ lọc chọn lọc, ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch và kháng thể, nhưng lại cho phép oxy và các phân tử khác đi qua theo cả hai hướng. Điều này cho phép chuyển hóa tế bào diễn ra bình thường và các tế bào sống sót. Gel cũng cho phép các tế bào tiết ra các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất như insulin, mở ra những ứng dụng đầy hứa hẹn để điều trị bệnh tiểu đường thể 1.
Gel tạo thành một cái kén mềm và về mặt cơ học, giúp bảo vệ các tế bào cấy ghép, đồng thời hạn chế tình trạng viêm trong cơ thể, vì viêm cản trở hoạt động của mảnh cấy ghép và thúc đẩy sự hình thành mô sẹo.
Hiện công nghệ đã được chuyển giao cho Cell-Caps SA, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Geneva chuyên về điều trị bệnh tiểu đường do các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Geneva, Thụy Sĩ, thành lập.
Theo Motthegioi.vn