Điều trị rắn cắn bằng phương pháp tiêm hạt nano
Ngày đăng: 17/10/2018 17:18
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 17/10/2018 17:18
Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm có ít nhất 2,5 triệu trường hợp bị rắn độc cắn, trong đó, hơn 100.000 ca tử vong và gần 400.000 người bị tổn thương về thể chất như bị biến chứng nặng dẫn đến mất chi. Mới đây, các nhà khoa học đã báo cáo trong tạp chí Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên PLOS đã mô tả một phương pháp mới để điều trị vết cắn rắn, trong đó, họ sử dụng các hạt nano để liên kết với độc tố có trong nọc độc và từ đó, ngăn chặn sự lây lan nọc độc trong cơ thể.
Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho trường hợp bệnh nhân bị rắn cắn là tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch các phân tử miễn dịch IgG có khả năng nhận biết nọc độc. Tuy nhiên, các liệu pháp chống ung thư như vậy phải được quản lý nhanh chóng cũng như phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên y tế có trình độ tay nghề cao, được đào tạo bài bản, thì mới mang lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ một số nọc độc cụ thể. Do đó, ơhương pháp điều trị rắn cắn được áp dụng ở những khu vực, môi trường nông thôn và có chức năng và hoạt động điều trị các mức độ tổn thương khác nhau do rắn cắn.
Trong nghiên cứu mới, Kenneth Shea, thuộc trường Đại học California (Hoa Kỳ), Irvine, và các đồng nghiệp đã chế tạo ra các hạt nano có khả năng liên kết với một độc tố mạnh trong nọc độc và sau đó cô lập một loạt các phân tử phospholipases A2 (PLA2) và phân tử chất độc ba ngón tay (3FTX) tìm thấy trong nọc độc của họ rắn hổ Elapidae. Họ rắn hổ Elapidae là một gia đình lớn gồm các thành viên là các loài rắn độc bao gồm cobras, kraits, rắn hổ, rắn biển, rắn san hô và mamba. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm tiêm trực tiếp các liều lượng khác nhau của hạt nano thông qua lớp da để xem xét khả năng loại bỏ độc tố trong nọc độc của rắn hổ mang phun nọc cổ đen (tên tiếng Anh: The black-necked spitting cobra, tên khoa học là Naja nigricollis) của các hạt nano. Loài rắn hổ mang này thường sinh sống tại các vùng sa mạc ở Nam Phi (cụ thể là ở các sa mạc phía bắc và trung tâm Namibia). Vết cắn của chúng có thể gây hoại tử da nghiêm trọng, dẫn đến tổn thương mô vĩnh viễn ở các nạn nhân.
Trong các thí nghiệm trên các tế bào đã được phân lập, nhóm nhận thấy rằng các hạt nano có khả năng loại bỏ một loạt các phân tử PLA và 3FTX trong nọc độc của rắn Elapidae. Bên cạnh đó, thử nghiệm hợp tác với José María Gutiérrez từ Viện Clodomiro Picado (Universidad de Costa Rica) cũng đã chứng minh rằng phương pháp tiêm các hạt nano vào tại vị trí tiêm nọc độc giúp làm giảm thiểu đáng kể các tác dụng của tác dụng hoại tử điển hình - bao gồm phồng rộp và loét - nọc độc. Thử nghiệm tiêm các hạt nano vào cơ thể chuột không có nọc độc không ảnh hưởng đến lớp da cũng như không gây độc tính mang tính hệ thống.
Các nhà nghiên cứu khẳng định: "Phương pháp tiêm trực tiếp dưới da các hạt nano tại chính vị trí và sau khi bệnh nhân bị rắn cắn là phương pháp có tính ổn định cao, chi phí thấp, giúp ngăn chặn hoặc làm giảm thiểu mức độ tổn thương cục bộ, đồng thời, giảm thiểu sự phân bố một cách có hệ thống của độc tố sau khi xâm nhập".
Theo Vista.gov.vn