Đà Nẵng quyết thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp ở khu công nghệ cao
Ngày đăng: 24/07/2018 14:35
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 24/07/2018 14:35
Để tìm hướng phát triển cho khu công nghệ cao Đà Nẵng, ngày 23/7, UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng tổ chức Hội thảo “Nâng cao tính sáng tạo, khởi nghiệp tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
Hội thảo về sáng tạo, khởi nghiệp ở Đà Nẵng, sáng 23/7 |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương, đại diện các tỉnh, thành phố trong khu vực đã tham dự Hội thảo.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết thành phố xem việc đầu tư khu công nghệ cao là yếu tố cốt lõi, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Đà Nẵng.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý chọn Khu Công nghệ cao Đà Nẵng làm nơi thí điểm tạo động lực cho Đà Nẵng phát triển trong giai đoạn mới.
Hiện nay, Đà Nẵng đang nghiên cứu ứng dụng những mô hình, cơ chế chính sách, kế hoạch và giải pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao tính năng sáng tạo khởi nghiệp để triển khai thí điểm tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
Các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển các khu công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo (Start-up… Đặc biệt là vai trò của các nhân tố này đối với nền kinh tế, cũng như đặt trong bối cảnh cụ thể của thành phố Đà Nẵng, khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Ths. Vũ Ngọc Anh, đến từ Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, đã điểm lại 4 nghiên cứu về các khu công nghệ cao được hình thành ở Singapore, Israel, thành phố Nice (Pháp), Đài Loan (Trung Quốc). Đây là những nơi tập trung nhân lực chất lượng cao, các cơ sở R&D hàng đầu, thu hút những “gã khổng lồ” về công nghệ trên thế giới, có mạng lưới liên kết mạnh mẽ, hiệu quả… góp phần làm nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế địa phương.
Đáng chú ý, sự hỗ trợ của nhà nước cùng với các quỹ đầu tư mạo hiểm, hình thành các vườn ươm, khả năng tạo ra công nghệ mới đã làm nên thành công của các DN Start-up ở Israel trong khi tâm lý sợ rủi ro, chưa tạo ra nhiều công nghệ mới khiến phong trào Start-up ở Singapore còn hạn chế.
Nhiều ý kiến cũng nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động đổi mới sáng tạo như nhân tố nền tảng cho đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm thực hiện là chuyển dịch dần từ các chính sách khoa học công nghệ truyền thông sáng các chính sách đổi mới sáng tạo toàn diện hơn, kết hợp nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật và cung cấp các giải pháp định hướng thị trường.
Phát triển các hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cấp quốc gia và khu vực đã trở thành một mô hình tương đối thành công trong các hệ sinh thái chủ yếu được tổ chức theo các hình thức nhóm khu vực khác nhau giúp kết hợp các vấn đề mà khu vực công quan tâm với hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân. Các trung tâm đổi mới sáng tạo giúp các đô thị và thành phố cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị sức cạnh tranh toàn cầu thông qua phát triển các doanh nghiệp, tạo dựng một khu vực năng động, hiệu ứng lan toả tri thức, tạo ra các sản phẩm, công nghệ và giải pháp thị trường mới thông qua việc quy tụ các lĩnh vực bức và chuyên môn khác nhau.
“Mô hình tam giác” thành công của đổi mới sáng tạo được nêu lên trong hội thảo là môi trường kinh doanh; chính sách pháp lý, thuế và thương mại; chính sách và môi trường đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, lưu ý được các nhà nghiên cứu đưa ra là đổi mới sáng tạo chỉ phát huy hiệu quả thực sự khi nằm trong hệ sinh thái Start-up và văn hoá Start-up. Ngược lại phong trào Start-up chính là động lực tiên phong của đổi mới sáng tạo.
Đi vào những vấn đề cụ thể của Đà Nẵng, GS. TS Vũ Minh Khương (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng) cho rằng thành phố có nhiều lợi thế trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Start-up khi có tỷ lệ dân số đô thị cao nhất cả nước, các chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh thuộc tốp đầu, nguồn nhân lực có chất lượng cao… Vấn đề đặt ra là cần xác định những mục tiêu, lợi thế chiến lược cũng như bài toán cụ thể về hạ tầng, cơ chế, chính sách tạo dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Start-up.
Từ kinh nghiệm trong và ngoài nước, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Phó Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng nêu quan điểm khu công nghệ cao không nên quá chú trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mà tập trung xây dựng các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và phát triển, ươm tạo, đào tạo nhằm hỗ trợ cho việc hiện thực hóa các ý tưởng công nghệ của doanh nghiệp. đồng thời gắn kết mật thiết với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên kiều cùng doanh nghiệp địa phương nhằm xác định các sản phẩm, dịch vụ sát với nhu cầu thị trường, mang tính ứng dụng cao. Đây cũng là những hạn chế hiện tại của khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Đại diện khu công nghệ cao Đà Nẵng cũng đã đề xuất một số giải pháp, cơ chế, chính sách đột phá và thực hiện thí điểm trước khi triển khai trên cả nước. Trong đó tập trung vào đầu tư các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ươm tạo, đào tạo làm cơ sở để nâng cao năng lực sáng tạo, khởi nghiệp, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp; vận động thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư thiên thần; có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án sáng tạo, khởi nghiệp phát triển từ khu công nghệ cao; thu hút nguồn nhân lực khoa học công nghệ, chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo, khởi nghiệp…
Theo Chinhphu.vn