Công nghệ tiêm chủng hiệu quả hơn nhờ cải tiến bật lửa điện nướng thịt
Ngày đăng: 03/11/2021 11:08
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 03/11/2021 11:08
Mặc dù công nghệ được gọi là quá trình điện hóa rất hiệu quả trong việc cung cấp vắc-xin dựa vào ADN, nhưng thiết bị cần sử dụng lại cồng kềnh, phức tạp và đắt tiền. Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã chứng minh một chiếc bật lửa nướng thịt đã được biến đổi, có khả năng thực hiện công việc này.
Tóm lại, quá trình điện hóa liên quan đến việc cung cấp dòng điện đến vị trí tiêm vắc-xin trên cơ thể bệnh nhân, khiến các thành tế bào ở khu vực đó tạm thời mất ổn định và dễ thẩm thấu hơn. Điều này cho phép số lượng lớn các phân tử ADN đi vào tế bào hơn so với phương pháp tiêm dưới da, do đó, sẽ sản sinh nhiều phản ứng miễn dịch hơn.
Tuy nhiên, quá trình này thường được thực hiện bằng máy móc tương đối cồng kềnh và đắt đỏ, làm hạn chế phạm vi sử dụng. Để tìm kiếm giải pháp thay thế rẻ hơn và di động, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia và Đại học Emory, Hoa Kỳ đã nghiên cứu bật lửa điện nướng thịt.
Tia lửa điện đốt cháy chất lỏng nhẹ trong các thiết bị này được tạo ra bởi một mảnh vật liệu áp điện, sinh ra dòng điện cao áp khi được tác động bởi cơ chế búa kích hoạt bằng nút ấn. Điều này có nghĩa là bật lửa thậm chí không cần đến pin.
Thiết bị giá rẻ mới, được gọi là ePatch, bao gồm phần thân của chiếc bật lửa nướng thịt (trừ chất lỏng) với một dãy vi kim bằng thép rắn ở đầu của bật lửa. Sau khi tiêm vắc-xin bằng kim xuống dưới da, dãy vi kim đó được đặt vào da của bệnh nhân tại vị trí tiêm, với các đầu tiêm siêu nhỏ chỉ thâm nhập rất ít vào da. Sau đó, nút trên thiết bị được ấn, dòng điện sinh ra sẽ đi qua các kim vào các tế bào gần đó, tạo ra hiệu ứng tương tự như cách sử dụng quá trình điện hóa truyền thống. ePatch được cho là ít gây đau đớn hơn cho bệnh nhân.
"Khoảng cách gần nhau của các vi kim cho phép chúng tôi sử dụng các xung điện cỡ micro giây hơn là các xung điện mili giây được áp dụng trong hệ thống điện thông thường", GS Mark Prausnitz, trưởng nhóm nghiên cứu nói. "Xung điện ngắn hơn kết hợp với vị trí nông của các điện cực vi kim, giúp giảm thiểu kích thích thần kinh và cơ, có thể tránh gây đau và co giật, cả hai tác dụng phụ thường gặp của phương pháp điện hóa thông thường".
Khi được sử dụng thử nghiệm để cung cấp vắc-xin COVID-19 dựa vào ADN cho chuột, ePatch đã tạo ra phản ứng miễn dịch gần gấp 10 lần so với tiêm dưới da. Công nghệ này được cho là có thể hoạt động với vắc xin mRNA.
Thiết bị ePatch hiện đang được cải tiến và theo đánh giá của GS. Prausnitz, sẽ mất ít nhất 5 năm, thiết bị này mới được sử dụng lâm sàng. Nhóm hiện đang nghiên cứu thiết bị thế hệ mới, sẽ cung cấp cả vắc-xin và dòng điện.
Theo Vista.gov.vn