Công nghệ kiểm soát tiên tiến cho máy sấy nông sản
Ngày đăng: 29/12/2014 08:10
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 29/12/2014 08:10
Dự án “Ứng dụng MyRIO để phát triển công nghệ kiểm soát tiên tiến cho máy sấy nông sản” đã giúp đội của Trường ĐH bách khoa Hà Nội giành giải nhất cuộc thi “Thiết kế sáng tạo dành cho doanh nhân trẻ Việt Nam 2014” do National Instruments (NI) và Chương trình hợp tác giáo dục đại học ngành kỹ thuật (HEEAP) lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.
Ông Chandran Nair và bà Lê Duy Loan (thành viên của Texas Instruments) trao giải nhất cho đội đến t |
Dự án hướng tới thiết kế mang tầm toàn cầu của hệ thống sấy khô tiên tiến và ít tốn kém nhằm gia tăng giá trị các nông sản như vải, nhãn, cây thảo dược và các loại khác. Đội đoạt giải nhất được giải thưởng hơn 12 triệu đồng và bộ đồ xếp hình robot Lego Mindstorms NXT. Ngoài ra, đội này còn được trình bày dự án của mình tại Hội nghị toàn cầu NIWeek 2015 tại Austin (Texas, Mỹ) và dự án sẽ được công bố trên trang web ni.com.
Giải nhì thuộc về đội của Trường ĐH Cần Thơ, nhờ dự án “Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển tự động cho ngành nuôi tôm dựa trên NI myRIO”. Hệ thống này giúp người dùng kiểm soát các điều kiện môi trường (như nhiệt độ, độ pH và nồng độ oxy) ảnh hưởng đến việc nuôi tôm. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp giảm thiểu những tác động của việc biến động môi trường, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực và chi phí. Giải thưởng cho đội hạng nhì là hơn 6 triệu đồng và bộ xếp hình robot Lego Mindstorms NXT và dự án sẽ được công bố trên trang web ni.com.
Cuộc thi đã tạo cơ hội cho các sinh viên ngành kỹ thuật thiết kế những giải pháp cải tiến hỗ trợ sự phát triển bền vững cho cộng đồng, đồng thời giúp tìm ra và hỗ trợ những công ty và doanh nghiệp mới khỏi nghiệp ở Việt Nam.
Theo ông Chandran Nair – giám đốc điều hành NI khu vực Đông Nam Á: “Những dự án của năm nay cho thấy, tài năng và tinh thần khởi nghiệp của các kỹ sư trẻ Việt Nam. Đồng thời, các dự án này tạo cho chúng tôi niềm tin, chúng ta có thể có được những giải pháp cho các thách thức ở hiện tại và tương lai. Chương trình Hành tinh NI (Planet NI) cam kết hỗ trợ tối đa các kỹ sư ở các quốc gia mới nổi như Việt Nam để tạo ra các lợi ích tích cực cho cộng đồng”.
Ngoài ra, NI đã giúp các thí sinh tiếp cận các mô hình phát triển để từ đó thiết kế cho dự án riêng, cũng như thực hiện các kiểm tra liên tục dành cho nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, NI đã đào tạo và tư vấn sinh viên trong việc sử dụng các nền tảng phần cứng nhúng myRIO và phần mềm LabView.
Được biết, 5 đội loạt vào vòng chung kết của cuộc thi này đến từ các trường ĐH Cần Thơ, bách khoa Hà Nội, bách khoa TP.HCM nhờ các dự án giải quyết những thách thức của cộng đồng trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế.
Theo Khoahocphothong