Các nhà nghiên cứu xác định một số yếu tố có kích thước nano có khả năng chi phối hành vi của răng
Ngày đăng: 14/09/2016 09:56
Hôm nay: 0
Hôm qua: 0
Trong tuần: 0
Tất cả: 0
Ngày đăng: 14/09/2016 09:56
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Sydney (Úc) cho biết, họ đã xác định được một số yếu tố có kích thước nano có khả năng chi phối hành vi của răng.
Nghiên cứu mới về thành phần nguyên tử ở cấp độ nano mới đây được công bố trên Tạp chí Science Advances đã mang lại niềm hy vọng trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng, giúp phòng tránh bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ.
Nhóm kỹ sư chuyên ngành Vật liệu và Cấu trúc tại Khoa Kỹ thuật và Công nghệ thông tin đã phối hợp với các nha sỹ và kỹ sư sinh học nhằm thiết lập bản đồ về cấu tạo và cấu trúc chính xác của men răng ở phạm vi nguyên tử.
Trong quá trình thử nghiệm, nhóm chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật hiển vi có tên gọi là phương pháp chụp cắt lớp đầu dò nguyên tử để lần đầu tiên thiết lập một bản đồ 3 chiều mà trên đó hiển thị vị trí của các nguyên tử đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân hủy của răng.
GS Julie Cairney cho biết: “Các chuyên gia nha khoa đã quan sát và nhận thấy rằng, các ion dẫn hướng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành cấu trúc cứng rắn của men răng. Tuy vậy, hiện nay, việc xây dựng bản đồ mô tả chi tiết vị trí của các ion đó không hề đơn giản và dễ thực hiện. Cấu trúc của men răng ở người vô cùng phức tạp. Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến men răng như: ion magiê, cacbonat hay florua... Tuy nhiên, cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác khái niệm cũng như không thể thực hiện quá trình phân tích cấu trúc của men răng với độ phân giải cao. Chúng tôi đã xác định được những vị trí tập trung nhiều ion magiê giữa các tinh thể canxi phốtphát dài mảnh, có kích thước nano hay còn gọi là hydroxyapatite - chất khoáng chính cấu tạo nên men răng. Phát hiện này có ý nghĩa là chúng ta có bằng chứng cụ thể đầu tiên về sự tồn tại của một giai đoạn hình thành canxi phốtphát có chứa các ion magiê không kết tinh vốn có vai trò thiết yếu trong quản lý hành vi của răng”.
TS Alexandre La Fontaine (Trung tâm Hiển vi và Vi phân tích) cho biết: “Chúng tôi cũng đã có thể quan sát được những “khối” chất liệu hữu cơ của những sợi canxi phốtphát kích thước nano. Điều này có nghĩa là protein và peptide không xuất hiện trên bề mặt của những sợi nano mà lại phân bố không đồng nhất trong men răng. Việc thiết lập bản đồ ở phạm vi nguyên tử hứa hẹn sẽ mang lại hy vọng về một phương pháp điều trị mới được phát triển nhằm mục đích ngăn chặn sự biến mất của giai đoạn không kết tinh cụ thể này. Bên cạnh đó, những kiến thức, thông tin mới về cách thức hoạt động của men răng cũng được đánh giá là rất hữu dụng trong những nghiên cứu về quá trình bù chất khoáng của răng”.
Theo Vista.gov.vn