Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu chính sách và đề xuất giải pháp đối với hoạt động của các Công ty Nông, Lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông, lâm trường nhằm PT KTXH tỉnh Đắk Lắk
Updated: 14/05/2020 09:55:33 766
Today: 0
Yesterday: 0
In Week: 0
Total: 0
Updated: 14/05/2020 09:55:33 766
Sáng ngày 13/5, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội đồng KH&CN xét giao trực tiếp đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu chính sách và đề xuất giải pháp đối với hoạt động của các Công ty Nông, Lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông, lâm trường nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk”. Đề tài do Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên chủ trì thực hiện và Ts. Nguyễn Duy Thụy - Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên làm chủ nhiệm đề tài. Đơn vị phối hợp là Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk và Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Phát triển.
Toàn cảnh Hội đồng KH&CN xét giao trực tiếp đề tài |
Từ năm 2004 đến nay, Trung ương ban hành nhiều chính sách sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty phát triển Nông, Lâm trường quốc doanh nhưng đến nay chưa thực hiện hoặc không đạt được mục tiêu đề ra.
Trên thực tế công tác quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Công ty Nông, Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được thực hiện bởi rất nhiều bên liên quan khác nhau như: Các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, các ban chuyên môn, các nông lâm trường, các Công ty Nông, Lâm nghiệp, các doanh nghiệp, các cộng đồng dân cư địa phương… Đặc biệt hoạt động của các Công ty Nông, Lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, như về tổ chức sản xuất, quản lý, sử dụng đất đai, rừng và hiệu quả kinh tế rất khác nhau.
Từ những tác động nêu trên, để có cơ sở đề xuất được những quan điểm, định hướng và các giải pháp đúng, tiếp tục hoàn thiện chính sách hoạt động của các Công ty Nông, Lâm nghiệp có nguồn gốc từ nông, lâm trường theo đúng các tiêu chí thành phần nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đề tài nghiên cứu đi sâu vào xây dựng khung phân tích, đánh giá làm rõ tiêu chí, chỉ số và chọn lựa công cụ đánh giá quản lý sử dụng đất, rừng và hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường.
Ts. Nguyễn Duy Thụy - Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Chủ nhiệm đề tài báo cáo thuyết minh đề cương |
Đề tài nghiên cứu đã đưa ra 03 nội dung nghiên cứu được xác định có tính hệ thống bắt đầu từ việc: Xây dựng khung phân tích chính sách; Đánh giá triển khai, thực hiện và tác động của chính sách; Đề xuất giải pháp chính sách đổi mới, sắp xếp, điều hành các Công ty Nông, Lâm nghiệp và quản lý nguồn tài nguyên đất, rừng có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Qua báo cáo thuyết minh của Ban chủ nhiệm đề tài, Hội đồng xét giao trực tiếp đề tài đã đưa ra nhiều ý kiến nhận xét, góp ý cho Ban chủ nhiệm về báo cáo thuyết minh. Đặc biệt là những ý kiến phản biện để làm rõ những nội dung cần thực hiện của đề tài, giúp đề tài triển khai thực hiện đạt kết quả. Hội đồng cũng đã hội ý đưa ra kết luận cho đề tài và đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài bổ sung một số nội dung trong thuyết minh như: Mục tiêu cần cụ thể, rõ ràng; Gắn kết tổng quan nghiên cứu nước ngoài trong luận giải, ý nghĩa lý luận và thực tiễn; Bổ sung phiếu điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu lịch sử logic; Xác định số lượng đối tượng khảo sát (bằng bảng hỏi), chỉ rõ cơ sở chọn 500 hộ và chọn mẫu khảo sát, phỏng vấn cho phù hợp; Đánh giá thực trạng sắp xếp, tổ chức đổi mới của các Công ty Nông, Lâm nghiệp về bộ máy, tổ chức, hiệu quả xã hội, so sánh hoạt động đáp ứng với chính sách hiện hành.
Ts. Đinh Khắc Tuấn - Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng phát biểu ý kiến kết luận của Hội đồng |
Ngoài ra, Hội đồng cũng đề nghị đơn vị thực hiện đề tài mở rộng 03 đối tượng đó là: Công ty TNHH 1 thành viên Nông, Lâm nghiệp, Công ty TNHH 2 thành viên Nông, Lâm nghiệp; Công ty TNHH Nông, Lâm nghiệp Tư nhân - Liên doanh. Kết quả Hội đồng đã thống nhất thông qua đề xuất thực hiện đề tài.
Thu Hà