Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài cấp cơ sở: "Nghiên cứu tình hình vay vốn trong tái canh cà phê của doanh nghiệp, người dân tỉnh Đắk Lắk"
Updated: 23/09/2016 16:36:33 1516
Today: 0
Yesterday: 0
In Week: 0
Total: 0
Updated: 23/09/2016 16:36:33 1516
Chiều ngày 23/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức hội đồng khoa học xét duyệt đề tài cấp cơ sở: "Nghiên cứu tình hình vay vốn trong tái canh cà phê của doanh nghiệp, người dân tỉnh Đắk Lắk". Đề tài do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột chủ trì thực hiện, chủ nhiệm đề tài là Ts. Trịnh Đức Minh.
Toàn cảnh Hội đồng |
Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng vay vốn của doanh nghiệp, người dân trong tái canh cà phê, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị xác thực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định, thực thi các chính sách hỗ trợ tín dụng cho người trồng cà phê; Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào thực trạng tái canh cà phê, các chính sách vốn, cách thức vay vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay và cho vay. Vì vậy chiến lược nghiên cứu được chia thành 6 bước: Xây dựng khung thông tin thực trạng tái canh cà phê, các chính sách vay vốn, cách thức vay vốn, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vay và cho vay; Thiết kế phiếu điều tra; Hội thảo lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh Phiếu điều tra; Tập huấn điều tra viên; Thu thập dữ liệu; Phân tích dữ liệu và xử lý sai sót của dữ liệu.
Nhóm nghiên cứu lựa chọn địa bàn khảo sát là 03 huyện, thị xã, thành phố có diện tích tái canh cà phê cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020, có cả doanh nghiệp lẫn nông hộ thực hiện tái canh cà phê, phân bổ đều cho cả 2 khu vực cho vay tái canh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để có kết quả thu thập thông tin cũng như đánh giá chính xác nhất, đó là: Thành phố Buôn Ma Thuột, Huyện Cư M’gar và huyện Cư Kuin.
Ban Chủ nhiệm đề tài |
Sau khi nghe Ban Chủ nhiệm đề tài báo cáo thuyết minh, Hội đồng đã tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến cho Ban Chủ nhiệm; Nhận thấy sự cần thiết của đề tài, Hội đồng đã bỏ phiếu và thống nhất cho phép thực hiện đề tài.
Theo Ngọc Hoàng